CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ Chính trị
1 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng : từ tái lập hợp tác đến đổi tác chiến lược sâu rộng / Phạm Hồng Thái // .- 2024 .- Số 1 (267) .- Tr. 37 – 46 .- 327
Từ việc phân tích nền tảng vững chắc của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, bài viết tổng kết, đánh giá quan hệ hai nước từ năm 1992 đến nay trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng. Quan hệ chính trị Việt Nam - Nhật Bản được đánh giá là đã phát triển vững chắc, ngày càng sâu rộng và đáp ứng lợi ích chiến lược của cả hai bên. Hợp tác an ninh - quốc phòng là một trong những điểm nhấn trong quan hệ hai nước trong thời gian gần đây với sự phát triển nhanh và hiệu quả thực chất. Chiều sâu của quan hệ chính trị và an ninh - quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản không chỉ thể hiện trong phạm vi quan hệ song phương mà còn ở cả các diễn đàn đa phương. Bài viết đưa ra một số dự báo khẳng định triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng thời gian tới.
2 Quan hệ chính trị Nhật Bản - Đài Loan: quá khứ, hiện tại và tương lai / Trần Thị Duyên // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 49-51 .- 327
Nhật Bản và Đài Loan là hai nền kinh tế phát triển năng động ở khu vực Đông Á. Hai bên có sự gần lý, sự gắn kết về lịch sử, văn hóa mạnh mẽ và cùng đối mặt với thách thức chung trước những hành đoán của Trung Quốc ở biển Đài Loan và biển Hoa Đông. Bài viết khái quát lịch sử quan hệ Nhật qua các thời kỳ và thảo luận xu hướng tương lai của cặp quan hệ này.
3 Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc với Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI / Nguyễn Tuấn Bìnha, Ngô Như Thủy // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2023 .- Số 01(56) .- Tr. 139 - 149 .- 320
Trung Quốc là một cường quốc châu Á, có đường biên giới liền kề với cả Ấn Độ và Myanmar. Với diện tích lớn thứ ba và dân số đứng đầu thế giới, Trung Quốc từ lâu đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Cường quốc này cũng được xem là đối thủ chính của Ấn Độ trong việc cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Myanmar. Mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar được thiết lập và duy trì bền vững qua nhiều thập kỷ, từ giữa thế kỷ XX đến đầu thập niên thứ ba của thế kỷ XXI. Bài viết tập trung phân tích mối quan hệ giữa Trung Quốc với nước láng giềng Myanmar từ năm 2011 đến năm 2021 trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, từ đó cho thấy những bước phát triển cũng như hạn chế trong mối quan hệ này. Bên cạnh đó, những thách thức trong chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm điều chỉnh các chính sách đối với Myanmar cũng được nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu nhằm làm rõ hơn thực chất của quan hệ hai nước.
4 Quan hệ giữa phật giáo và nền chính trị ở Myanmar / Nguyễn Thị Hồng Lam // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 1 (274) .- Tr. 46-55 .- 190
Phân tích mối quan hệ giữa Phật giáo và chính trị Myanmar qua ba giai đoạn trên để thấy để thấy được sự sâu sắc trong mối quan hệ này.
5 Quan hệ NATO, EU với Nga và phản ứng chính sách của NATO, EU trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine / Đỗ Hồng Huyền // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 9 (264) .- Tr. 10-20 .- 327
Khái quát những điểm chính trong quan hệ NATO – Nga, EU – Nga và phản ứng của các bên trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine hiện nay.
6 Xung đột Nga – Ukraine : những khó khăn, thách thức đối với cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam tại Liên Bang Nga / Chử Thị Nhuần, Phạm Văn Phú // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 9 (264) .- Tr. 79-86 .- 327
Làm rõ những lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga và ảnh hưởng của chúng tới cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam ở Nga cũng như những doanh nghiệp ở Việt Nam làm ăn hợp tác với các đối tác Nga.
7 Vai trò của Mỹ và Trung Quốc trong hệ thống quốc tế đương đại (1991-2022) : nhìn từ lý thuyết của phương Tây / Vũ Vân Anh, Nguyễn Xuân Cường // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 10 (254) .- Tr. 62-71 .- 327
Làm rõ những khía cạnh căn bản khi phân tích hệ thống quốc tế và những nhận thức của các trường phái lý thuyết lớn – chủ nghĩa Hiện thực, chủ nghĩa Tự do và chủ nghĩa Kiến tạo về hệ thống quốc tế. Dựa trên cơ sở lý luận đó, làm rõ vai trò của Mỹ và Trung Quốc trong hệ thống quốc tế đương đại từ năm 1991 đến 2022.
8 Tứ giác kim cương và tác động của nó đến an ninh châu Á / Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 11 (261) .- Tr. 3-12 .- 327
Đề cập đến sự hình thành, mục tiêu, các hoạt động của “Tứ giác kim cương” trên các lĩnh vực và đánh giá tác động của “Tứ giác kim cương” đến an ninh khu vực châu Á.
9 Những nhân tố tác động tới quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây / Nguyễn Phương Liên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 622 .- Tr. 4 - 6 .- 382.071
Trình bày thực trạng đầu tư trực tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc; Những nhân tố tác động tới quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây.
10 Một số điều chỉnh trong chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden / Nguyễn Lan Hương // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 9(294) .- Tr. 25-35 .- 327
Bài viết gồm có các phần cụ thể: Giới thiệu sơ lược về INSSG 2021; so sánh INSS 2021 với NSS 2017; phân tích tác động của khủng hoảng Nga - Ukraine đưa ra một số dự báo về điều chỉnh ưu tiên chiến lược trong NSS sắp ban hành.