CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hội nhập quốc tế
51 Nghiên cứu sự phát triển hệ thống logistics Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Ngọc Ninh // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 101-108 .- 658
Nghiên cứu logistics luôn là đề tài có tính cấp thiết cao đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Chúng ta đang tham gia hội nhập quốc tế sâu sắc, thị trường được mở rộng và có nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi tham gia sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, logistics đang là một giới hạn cần vượt qua để gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hóa một cách hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics quốc gia từ thực tiễn tại Trung Quốc - một quốc gia rất phát triển sẽ là bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể học tập xây dựng nâng cao hiệu quả hệ thống logistics trong tương lai.
52 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Hoàng Ngọc Hải // .- 2019 .- Số 707 .- Tr. 61 - 63 .- 658
Bài viết làm rõ vai trò thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam và gợi mở một số đề xuất để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.
53 Phát huy vai trò của hiệp định thuế trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới / Bùi Việt Hùng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 101 - 104 .- 332.024
Bài viết này giới thiệu tình hình đàm phán, ký kết các hiệp định thuế của Việt Nam với các nước thời gian qua, đánh giá tình hình thực hiện các hiệp định thuế và đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của hiệp định thuế trong bối cảnh hội nhập mới của nền kinh tế.
54 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào / Somsack Sengackda // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 39-41 .- 332.63
Chính quyền tỉnh Chăm Pa Sắc đã thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó có việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với nhận thức về tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh tỉnh Chăm Pa Sắc rất cần nhiều vốn đầu tư và phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đó nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
55 Hoàn thiện khung pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Trần Thị Thanh Thu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 17(393) .- Tr. 17 – 25 .- 340
Bài viết này đề cập định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam và ý nghĩa của việc hoàn thiện khung pháp luật để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập.
56 Sự cần thiết của việc phát triển mô hình liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập / Nguyễn Thị Như Tâm // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 91-96 .- 658
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp và có tới 70% dân số gắn liền với kinh tế nông nghiệp, nhưng đến nay, nông nghiệp nói chung mới chỉ đóng góp khoảng gần 20% tổng GDP của nền kinh tế. sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn chưa thực sự thoát khỏi tình trạng manh mún, lạc hậu, năng suất thấp, lãng phí sau thu hoạch còn ở mức cao, nông dân ở hầu hết các vùng trong cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, từ đó đề xuất phương hướng phát triển bền vững mô hình liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.
57 Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương / Vũ Thành Long // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 76-79 .- 658
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế. Việc Việt Nam ký kết thành công một loạt các hiệp định thương mại tự do, gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (nay đổi thành Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) sẽ đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp nước nhà. Bài viết sẽ phân tích về những cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp sẽ phải đối diện khi hiệp định CPTPP chính thức được thực hiện. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức cho các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập CPTPP.
58 Góp phần tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng: Sự phát triển trong nhận thức và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới / Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 7 - 28 .- 327
Quá trình đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta đã đặt nền móng cho công tác đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Dấu ấn của những tư duy đối ngoại mới đã được thể hiện rõ trong quá trình hoạch định và triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Trước các yêu cầu phát triển mới của đất nước và những thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, việc tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại tiếp tục được đặt ra để đưa công tác đối ngoại của Việt Nam lên một tầm cao mới trong thời gian tới.
59 Tư tưởng Hồ Chí Minh về ứng xử trong quan hệ với các nước lớn và bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 29 - 55 .- 327
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nền ngoại giao nước nhà, đáng chú ý là tư tưởng của Người về ứng xử trong quan hệ với các nước lớn, được đúc rút từ thực tiễn cách mạng của đất nước. Bài học kinh nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ứng xử với các nước lớn vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay và nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, cạnh tranh nước lớn gia tăng.
60 Khoa học chính trị Việt Nam trong sự phát triển của đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế / Nguyễn Xuân Tế // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 1-5 .- 327
Khoa học chính trị là một khoa học phức hợp, mà trên các lát cắt của nó có hình bóng của nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn. Nó bao hàm ba bộ phận: Lịch sử tư tưởng chính trị, khoa học và công nghệ chính trị, chính trị quốc tế. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, khoa học chính trị tập trung phân tích các mối quan hệ lớn: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị... giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... khoa học chính trị phải có bước đột phá về lý luận và chính sách, đề xuất căn cứ khoa học vũng chắc để điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng giải quyết đúng và trúng những yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.