CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hội nhập quốc tế

  • Duyệt theo:
41 Để đảm bảo an ninh thị trường tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh mới / Nguyễn Minh Tân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 19-22 .- 332.1

Trong những năm qua, việc đảm bảo an ninh thị trường tài chính ở Việt Nam đã được quan tâm với việc thường xuyên rà soát, kiện toàn hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, phát triển mạnh các loại hình sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, các sản phẩm hàng hóa trên thị trường tài chính phong phú về chủng loại, chất lượng và độ an toàn ngày được cải thiện… Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam cómức độ ổn định thấp, phát triển chưa vững chắc; cơ chế, chính sách đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Bài viết này nhận diện những khó khăn, thách thức đối với việc đảm bảo an ninh thị trường tài chính ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

42 Giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay / Lương Quang Hiển, Trương Văn Quý // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 9-11 .- 658

Trình bày thực trạng, nguyên nhân hạn chế; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng caovai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

44 Áp dụng chuẩn mực kế toán công ước quốc tế trong việc trình bày báo cáo tài chính công tại Việt Nam / Trần Anh Hoa, Mai Thị Hoàng Minh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.98 - 101. .- 657

Hiện nay, theo xu thế của thế giới và chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, lĩnh vực kế toán và dịch vụ kế toán của Việt Nam cũng đã nhanh chóng mở cửa hội nhập. Bài viết trao đổi về các vấn đề: Những thách thức đối với kế toán và dịch vụ kế toán của Việt Nam hiện nay; Yêu cầu đối với kế toán và dịch vụ kế toán trong hội nhập kinh tế; Các cam kết cụ thể của Việt Nam trong quá trình hội nhập trong lĩnh vực kế toán và dịch vụ kế toán; Lộ trình mở cửa hội nhập của kế toán Việt Nam.

45 Phát huy sức mạnh mềm Việt Nam trong hội nhập quốc tế / Ngô Thị Nghĩa Bình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 13-15 .- 658

Sức mạnh mềm không chỉ là một khái niệm mà trở thành chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, là một coong cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại. Trong quan hệ quốc tế, một quốc gia có thể tác động đến quốc gia khác "một cách tự nhiên" thông qua các giá trị như ý chí, kỹ năng ngoại giao, hay hệ tư tưởng, văn hóa, tôn giáo... và khi giá trị của một quốc gia được nhiều nước khác nhau chia sẻ thì quốc gia đó sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc gia khác.

46 Giải pháp phát triển ngành thương mại trên địa bàn tĩnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế / Lê Hoằng Bá Huyền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 202 .- Tr. 73-75 .- 658

Phân tích thực trạng phát triển ngành thương mại trên địa bàn tĩnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển ngành thương mại trên địa bàn tĩnh Thanh Hóa theo hướng tăng cường hội nhập quốc tế.

47 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập / Phạm Thị Vân Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 730 .- Tr. 71 - 74 .- 658

Bài viết tập trung vào vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc khái quát khái niệm về năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới

48 Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán và vấn đề đặt ra với Việt Nam / Nguyễn Thị Vân Chi // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 730 .- Tr. 99 - 101 .- 657

Bài viết khái quát xu hướng phát triển của lĩnh vực kế toán, nhận diện những cơ hội, thách thức và gợi mở một số giải pháp trong thời gian tới.

49 Nông sản Việt Nam: Thực trạng cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Đinh Xuân Cường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 58-60 .- 330

Bài viết đã cho thấy hoạt động sản xuất và lưu thông nông sản Việt Nam còn một số hạn chế như: Khoảng cách từ sản xuất đến thị trường còn quá xa; Đầu cơ hàng hóa; Kênh phân phối còn mang tính tự phát; Thị trường và đầu ra cho sản phẩm vẫn còn nhiều thách thức; Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và manh mún; Chất lượng sản phẩm thiếu đồng nhất; Tiềm ẩn rủi ro, thiên tai và bệnh dịch...

50 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển làng nghề tỉnh Nghệ An / Ngô Hồng Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 81-83 .- 658

Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đảm bảo an sinh xã hội.