CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hội nhập quốc tế
31 Tìm hướng đi vững chắc để từng bước vươn lên thang bậc cao hơn của chuỗi giá trị ngành / // .- 2022 .- Số 12+01 .- Tr. 74-77 .- 658
Tập đoàn dệt may đang nỗ lực củng cố vị thế và tìm hướng đi vững chắc cho sự phát triển bền vững trong quá trình tiếp tục hội nhập, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Vinatex hướng tới trở thành điểm đến cung ứng trọn gói nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
32 Đào tạo nguồn nhân lực kế toán trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Lê Thị Thu Hương // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 218 .- Tr. 106 - 111 .- 657
Bài viết đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế.
33 Nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong quá trình hội nhập quốc tế / Nguyễn Anh Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 590 .- Tr. 10 - 12 .- 657
Luật kế toán sửa đổi 2015 đã đề cập nhiều hơn tới các quy định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào lĩnh vực kế toán như: Quy định về chứng từ điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử, lập và lưu trữ chứng từ kế toán, mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán, chữa sổ kế toán...đáp ứng được đòi hỏi thực tế trong bối cảnh CNTT ngày càng có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, trong đó có lĩnh vực kế toán. Thực tế hiện nay, trong thời đại áp dụng CNTT thì cách thức biểu hiện thông tin kế toán có thể khác nhau về mức độ thể hiện, thời gian thể hiện và hình thức thể hiện.
34 Các yếu tố tác động đến phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam / Hà Văn Sự, Lê Nguyễn Diệu Anh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 154 .- Tr. 14-27 .- 658
Bài viết nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển biền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế đối với trường hợp của Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL (Auto Regressive Distributed Lags). Đây là mô hình được coi là phù hợp với nghiên cứu khi phân tích về dữ liệu chuỗi thời gian và đánh giá các quan hệ ngắn hạn lẫn dài hạn. Mẫu quan sát được sử dụng trong nghiên cứu là giai đoạn 1995 - 2019, các biến lấy theo dữ liệu hàng năm. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, ADB và tradingeconomics… Kết quả nghiên cứu với mô hình ARDL cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bao gồm: Yếu tố thuộc mô hình phát triển kinh tế, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, trình độ phát triển nền kinh tế như lực lượng lao động, khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh. Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu này, bài viết đã khuyến nghị một số chính sách nhằm phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
35 Quá trình đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế của Việt Nam / Bùi Nam Khánh, Dương Thùy Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 8(105) .- Tr. 39-46 .- 327
Nghiên cứu quá trình đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, mở cửa; đồng thời, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.
36 Tác động của hội nhập quốc tế đối với phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới / Huỳnh Thị Kim Quyên // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 92-97 .- 658
Trong bài viết, tác giả trình bày thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tại ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, phân tích và đánh giá tác động của hội nhập quốc tế và mức độ đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới của mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
37 Nguyên nhân và những hệ quả của việc nông dân mất đất trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay / Nguyễn Thanh Xuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 76-78 .- 330
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng đã kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Các đô thị mới được thành lập, những đô thị đang có được mở rộng về quy mô. Xu hướng này vừa thể hiện tính tích cực bất nhịp với cuộc sống hiện đại, nâng cao một bộ phận đời sống nhân dân vừa có một số hệ lụy như diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, người nông dân có xu hướng thất nghiệp và bị bần cùng hóa. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích nguyên nhân và hệ quả của việc nông dân mất đất canh tác và gợi ý một số giải pháp phù hợp.
38 Nhu cầu đào tạo ngắn hạn về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Công ty xuyên quốc gia và môi trường kinh doanh / Nguyễn Tiến Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 37-39 .- 658.3
Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia phát triển và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Trong đó, hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế của công ty xuyên quốc gia (TNC), những nhân tố quan trọng tác động tới quá trình này. Đế khai thác được các lợi thế trong hội nhập, các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân tham gia quá trình này cần phải hiểu rõ và biết cách vận dụng một cách hiệu quả. Muốn làm được điều đó cần có những chương trình đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng. Trong bài viết này tác giả phân tích cơ sở lý thuyết về chiến lược của các TNC và đề xuất chương trình đào tạo ngắn hạn dựa trên cơ sở phân tích đối tượng và nhu cầu đào tạo trên thực tế, kết hợp với năng lực và đặc thù của đơn vị đào tạo (trường ĐHKT ĐHQGHN).
39 Hoạch định chiến lược đối ngoại : lý thuyết, thực tiễn và hàm ý nghiên cứu cho Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập Quốc tế sâu rộng / Võ Thị Thu Ngân, Lê Đình Tĩnh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 15-46 .- 327
Tập trung phân tích một số khía cạnh lý thuyết, tìm kiếm một mô hình đơn giản và hy vọng có hiệu quả cho việc hoạch định chiến lược đối ngoại, liên hệ với thực tiễn, từ đó đưa ra một số hàm ý về mặt nghiên cứu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược đối ngoại mới trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế sâu rộng.