CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghiệp hóa

  • Duyệt theo:
31 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Khổng Quốc Minh // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 4(479) tháng 4 .- Tr. 42-49 .- 346.04

Trình bày việc Xác lập quyền sở hữu công nghiệp; Vai trò của xác lập quyền sở hữu công nghiệptrong phát triển kinh tế xã hội; Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Thực trạng hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam; Một số giải pháp nâng cao hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam.

32 Các yếu tố ảnh hưởng tới lao động trong các hộ gia đình ở Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn Hùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 480 tháng 5 .- Tr. 77-87 .- 330

Bài viết mô tả các kết quả điều tra về các yếu tố ảnh hưởng tới lao động hộ gia đình VN theo hai nhóm: nhóm các yếu tố bao gồm yacs động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập, chính sách dân số; Nhóm các yếu tố vi mô liên quan đến khía cạnh giới tính, dân tộc, mức độ giàu nghèo, vùng miền ...

33 Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình / Đặng Thị Tố Tâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 517 tháng 5 .- Tr. 13-15 .- 658.3

Đánh giá về sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải pháp sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình.

34 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: yêu cầu cấp thiết thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước / Nguyễn Trọng Lợi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 498 tháng 7 .- Tr. 54-56 .- 658.3

Đưa ra tính cấp thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

35 Nguồn lực cho đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa / Nguyễn Đăng Bằng, Phan Thúy Thảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 497 tháng 7 .- Tr. 52-54 .- 658.3

Phân tích và đánh giá các nguồn lực của Việt Nam đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa (CNH) theo thời gian. Qua nghiên cứu và tổng kết 30 năm đổi mới kinh tế VN, bài báo này sẽ đánh giá tình hình đảm bảo nguồn lực cho CNH tại VN thời gian qua và giải pháp nhằm đảm bảo nguồn vốn cho CNH thời gian tới.

36 Thực trạng và giải pháp chuyển giao công nghệ ở Việt Nam / Ths. Phạm Trung Hải // .- 2017 .- Số 655 tháng 4 .- Tr. 25-26 .- 330.124

Trình bày tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam; Để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ nhất quán, đồng bộ.

37 Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh mới / Đỗ Thị Nhung // Tài chính .- 2017 .- Số 654 tháng 4 .- Tr. 34-38 .- 658

Phát triển công nghiệp những thành công và hạn chế; Định hướng phát triển công nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và một số khuyến nghị về chính sách.

38 Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế tri thức: một số đặc điểm và tác động việc làm / Nguyễn Thị Thu Trà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 484 tháng 12 .- Tr. 70-73 .- 330.124

Trình bày đặc điểm của công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức (KTTT), tác động của CNH và phát triển KTTT đến xu hướng việc làm, một số cơ hội và thách thức.

39 Vai trò của công nghiệp quốc phòng trong đẩy mạnh công nghiệp hoạt, hiện đại hóa / Nguyễn Minh Khải, Nguyễn Thanh Bình // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 10 (461) tháng 10 .- Tr. 3-8 .- 330

Đánh giá tổng quát những đóng góp nổi bật của công nghiệp quốc phòng VN cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh nhập sâu trọng hiên nay và đề xuất một số ý kiến nhằm tiếp tục phát huy vai trò của công nghiệp quốc phòng.

40 Vai trò của công nghiệp văn hóa qua trường hợp Nhật Bản và một số gợi mở đối với Việt Nam / Phạm Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 6 (184)/2016 .- Tr. 36-42 .- 330

Trong bối cảnh chạy đua kinh tế toàn cầu, công nghiệp văn hóa đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Nhật Bản, công nghiệp văn hóa được xem như một lĩnh vực kinh tế then chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh tổng thể, thúc đẩy sự đổi mới, cũng như tạo sự đa dạng, cân bằng hơn cho nền kinh tế. Bài viết này tìm hiểu vai trò của công nghiệp văn hóa qua trường hợp Nhật Bản, từ đó đưa ra một vài gợi ý mở đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.