CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghiệp hóa

  • Duyệt theo:
41 Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô giai đoạn 2016- 2020 / Nguyễn Thành Công // Kinh tế và phát triển .- 2016 .- Số 226 tháng 4 .- Tr. 76-82. .- 330

Trình bày những hạn chế, khó khăn cần có giải pháp khắc phục hiệu quả: Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; Công nghệ sản xuất nhìn chung còn chậm đổi mới. Chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng kết hợp với tái cấu trúc nền kinh tế triển khai chậm; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ngoại thành chưa đáp ứng yêu cầu; Phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội có nhiều mặt hạn chế, yếu kém, chưa theo kịp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Khoa học - công nghệ chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ các nhà khoa học trên địa bàn Thành phố; Công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện, cải cách hành chính của một số cơ quan chính quyền còn nhiều mặt bất cập.

42 Công nghiệp hóa nông thôn ở một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến // .- 2015 .- Số 221 tháng 11 .- Tr. 27-34 .- 338.9

Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm công nghiệp hóa nông thôn ở một số nước và vùng lãnh thổ Châu Á. Đài Loan và Trung Quốc được coi là hai nền kinh tế đạt được nhiều thành công trong công nghiệp hóa nông thôn. Thành công này có được là do Đài Loan và Trung Quốc đã thực hiện mô hình công nghiệp hóa nông thôn nội sinh – phát triển công nghiệp nông thôn bằng chính các doanh nghiệp ở nông thôn. Ngược lại, Thái Lan, Hàn Quốc và Philippines đã theo đuổi mô hình công nghiệp hóa nông thôn ngoại sinh, với kỳ vọng rằng sự phát triển của công nghiệp đô thị trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa sẽ lan tỏa tới khu vựng nông thôn và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa nông thôn.

43 Phát triển nguồn lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa / Ngô Xuân Hoàng // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 447 tháng 8 .- Tr. 51-56 .- 330

Bài viết đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

44 Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015–2020 / Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 2-24 .- 330

Phân tích các rào cản và hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT); đồng thời kết hợp học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các bằng chứng từ dữ liệu thứ cấp cũng như dữ liệu nghiên cứu định tính để đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển CNHT ở VN. Kết quả nghiên cứu xác định 5 lĩnh vực cần tập trung phát triển bao gồm: Linh kiện, phụ tùng từ ngành cơ khí, nhựa - cao su, thiết bị điện - điện tử, CNHT dệt may, giày da. Để phát triển CNHT đúng hướng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp; trong đó, trọng tâm nhất là kiện toàn tổ chức thực hiện phát triển CNHT, hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ tiếp cận thị trường, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp CNHT VN.

45 Phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 và định hướng giai đoạn 2016- 2020 / Nguyễn Ngọc Sơn // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 213 tháng 3 .- Tr. 51-61 .- 330

Bằng việc phân tích thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011- 2014, bài báo đã làm rõ những hạn chế trong phát triển công nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó nhấn mạnh các giải pháp về phát triển công nghiệp hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, lựa chọn đối tác chiến lược cho các ngành công nghiệp ưu tiên, đầu tư đẩy mạnh khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp.

46 Gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Việt Nam / Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng // Kinh tế & Phát triển .- 2014 .- Số 209 tháng 11 .- Tr. 14-23 .- 330

Bài viết đi sâu vào đánh giá khía cạnh phát triển bền vững được đưa ra và thực hiện trong mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam như thế nào, bao gồm từ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về gắn công nghiệp hóa với phát triển bền vững, đến những vấn đề đặt ra về gắn phát triển bền vững trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và cuối cùng, bài viết đưa ra một số kiến nghị chính nhằm gắn phát triển bền vững trong quá trình tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa trong các điều kiện mới của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

47 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam / Nguyễn Văn Nam, Đỗ Thị Thanh Loan // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 438 tháng 11 .- Tr. 31-38 .- 330

Bài viết phân tích đặc điểm, thực trạng của ngành phụ trợ Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển bền vững.

48 Tái cơ cấu công nghiệp: Chuyển từ nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp chế tạo / Nguyễn Kế Tuấn // Kinh tế & Phát tri .- 2015 .- Số 209 tháng 1 .- Tr. 32-41 .- 330

: Bài báo phân tích làm rõ tính chất gia công/lắp ráp của nền công nghiệp Việt Nam và những hệ lụy của phát triển công nghiệp theo kiểu này. Từ đó, bài báo tập trung trình bày hai khuyến nghị cơ bản để thúc đẩy chuyển từ nền công nghiệp mang nặng tính chất gia công/lắp ráp sang nền công nghiệp chế tạo có giá trị gia tăng cao. Đó là: xác định rõ yêu cầu và nội dung của tái cơ cấu ngành công nghiệp trong khuôn khổ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

49 Thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: Lý thuyết và vận dụng cho Việt Nam / Phạm Quỳnh Anh // Nghiên cứu Kinh tế .- 2014 .- Số 434 tháng 7/2014 .- Tr. 11-18 .- 330

Bài viết làm sáng tỏ cách tiếp cận và cacsluaanj điểm mới của hai lý thuyết, nhận thức hiện đại nổi bật về công nghiệp hóa: Bẫy thu nhập trung bình (middle-income trap) và phi công nghiê[j hóa chưa trưởng thành (immature de- indusstrialization).

50 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào mạng sản xuất quốc tế / Phạm Thị Thanh Hồng // Nghiên cứu Kinh tế .- 2014 .- Số 435 tháng 8/ 2014 .- Tr. 3-13 .- 330

Bài viết khái quát các ý tưởng hiện có của giới nghiên cứu quốc tế về mô hình phát triển kinh tế bằng cách tham gia mạng sản suất quốc tế và đưa ra gợi ý cho Việt Nam.