CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại--Điện tử

  • Duyệt theo:
1 Tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến giá trị xuất khẩu ngành máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử của Việt Nam / // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 515 .- Tr. 14-23 .- 330

Phân tích định lượng theo chuỗi thời gian, nghiên cứu này xem xét tác động của dao động tỷ giá hối đoái và một số nhân tố khác đến giá trị xuất khẩu ngành máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử của Việt Nam. Từ kết quả, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu trong nhóm ngành hàng, từ đó giúp cải thiện hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới

2 Hành lang pháp lý đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay / Đào Lộc Bình, Lê Thị Hằng // Nghề luật .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 3 - 7 .- 340

Thương mại điện tử ngày càng phát triển và là xu hướng tất yếu khách quan của hoạt động thương mại toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Để đảm bảo sự công bằng trong hoạt động thương mại, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử đã được Nhà nước Việt Nam ban hành tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của Internet ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ với quy mô và hình thức ngày càng đa dạng, phong phú.

3 Phát triển hoạt động logistics ngược tại các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam / Trần Việt Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 7 - 9 .- 658

Trình bày vai trò, thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động logistics ngược tại các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

4 Pháp luật về thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Việt Dũng // Nghề luật .- 2021 .- Số 01 .- Tr.26 – 30 .- 340

Thương mại điện tử, hay còn gọi là E – commerce (EC), là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và Internet. Hoạt động này đã và đang mang lại nhiều lợi ích giúo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng đang đặt ra những thách thức cho các cơ quan quản lý trong việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử còn chưa đồng bộ, vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Bài viết đề cập đến tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam và một số bất cập, hạn chế, đề xuất, giải pháp để góp phần nâng cai hiệu quả quản lý về thương mại điện tử, cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.

5 Sự bùng nổ của kinh tế chia sẻ tại Việt Nam và những thách thức đặt ra / Chu Phương Quỳnh, Trần Thị Cẩm Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 63-65 .- 658.004

Phân tích thực trạng hoạt động của kinh tế chia sẻ ở Việt Nam; Một số loại hình kinh tế chia sẻ đã xuất hiện ở Việt Nam : dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông, dịch vụ chia sẻ phòng lưu trú, dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ Fintech, dịch vụ bán hàng trực tuyến. Các thách thức của kinh tế chia sẻ ở Việt Nam từ đó đưa ra những gợi ý khắc phục

6 Giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam / Dương Quỳnh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 29 – 34 .- 340

Trong những năm gần đây, số lượng các giao dịch thương mại điện tử tăng nhanh và đồng thời số lượng các tranh chấp cũng nhiều lên[1]. Các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống trực tiếp tại toà trở nên kém hiệu quả. Do vậy, để thích ứng và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, chính phủ nhiều quốc gia đã thúc đẩy việc ra đời và phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến. Đây là quá trình giải quyết tranh chấp thông qua trực tuyến, bao gồm những hình thức giải quyết tranh chấp thay thế (thương lượng, hoà giải và trọng tài) và toà án có sử dụng công cụ đặc biệt là công nghệ internet trong một phần hoặc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp.

7 Quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua thương mại điện tử / Bùi Thái Quang, Phan Minh Đức // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.64 – 67 .- 658

Quản lý tuân thủ là một khái niệm đã được nhắc tới nhiều đối với hải quan trên thế giới. Tuy nhiên, đây là một nội dung còn thiếu và yếu của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan của Việt Nam, nhất là giao dịch trực tuyến trở thành thói quen trong hành vi tiêu dùng của xã hội đang số hoá. Bài viết làm rõ quá trình quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thông qua phương thức giao dịch thương mại điện tử và đề xuất các giải pháp chính sách liên quan.

8 Trao đổi về kinh doanh thương mại điện tử và quản lý thuế thương mại điện tử / Thái Nữ Hạ Uyên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 706 .- Tr. 48 - 50 .- 658

Bài viết trao đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và quản lý thuế thương mại điện tử; đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.

9 Quản lý thuế thương mại điện tử: Thực trạng và giải pháp / Võ Thị Hảo // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 68 - 71 .- 332.024

Bài viết đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử hiện nay và gợi mở một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này.

10 Tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến tại thị trường Việt Nam / Phạm Văn Tuấn // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 30-38 .- 658

Bài viết nghiên cứu những tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến. Trong đó, nghiên cứu kiểm định tác động trực tiếp từ sự chấp nhận eWOM, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định mua. Ngoài ra, ý định mua còn chịu tác động gián tiếp của sự chấp nhận eWOM thông qua thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi; ảnh hưởng của sự tin cậy eWOM, chất lượng eWOM thông qua sự chấp nhận eWOM. Bài báo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm định lượng từ 09/01/2020 đến 01/03/2020 nhằm kiểm định mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đề xuất. Kết quả cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng sự tin cậy eWOM có ảnh hưởng gián tiếp tới ý định mua hàng thông qua yếu tố sự chấp nhận eWOM, ý định mua chịu sự tác động tích cực trực tiếp từ sự chấp nhận eWOM, chuẩn chủ quan cùng với nhận thức kiểm soát hành vi và sự chấp nhận eWOM có ảnh hưởng tích cực một cách gián tiếp tới ý định mua thông qua các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, chất lượng eWOM không gây ra tác động gián tiếp và thái độ không gây ra tác động trực tiếp tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại mua sắm trực tuyến.