CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Lao động
21 Thực trạng lao động không chính thức ở Nhật Bản / Nguyễn Ngọc Phương Trang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 11 (261) .- Tr. 43-50 .- 658
Phân tích tình hình lao động không chính thức ở Nhật Bản và đánh giá hai chiều về lao động không chính thức.
22 Lực lượng lao động kỹ năng số : nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia / Lương Thị Thảo, Nguyễn Triều Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 7-11 .- 330
Phân tích lực lượng lao động kỹ năng số nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong cơ quan chính phủ và trong các ngành trọng điểm của nền kinh tế quốc gia. Chuyển đổi số được kỳ vọng giúp tăng năng suất, giảm chi phí và mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ số mới, hoàn thiện môi trường pháp lý… thì việc chú trọng phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số (digital skills) là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo cho quá trình chuyển đổi số thành công. Khung kỹ năng số cho lực lượng lao động nói chung được xác định gồm 7 năng lực: vận hành phần mềm và thiết bị; kiến thức về dữ liệu và thông tin; giao tiếp và cộng tác; sáng tạo nội dung kỹ thuật số; an toàn; giải quyết vấn đề; các năng lực liên quan đến nghề nghiệp ở 4 cấp độ (cơ bản, trung cấp, cao cấp và chuyên môn cao) thành thạo.
23 Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em / Nguyễn Quang Anh // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.43 - 44 .- 344.01597
Cần sớm có những hành động để giảm thiểu tổn hại của đại dịch và các thảm họa thiên nhiên đang đe dọa những thành tựu đã đạt được trong công cuộc phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em và dẫn tới nguy cơ gia tăng số lượng các trường hợp lao động trẻ em; những nỗ lực quốc gia nhằm thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) 8.7 về xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức cần sớm được thực hiện.
24 Doanh nghiệp linh hoạt ứng phó khi lao động nhiễm Covid-19 gia tăng / Xuân Quý // .- 2022 .- Số 399 .- Tr. 28-29 .- 658
Năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng ngành dệt may Việt Nam đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được sự phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu. Thành tích của ngành dệt may Việt Nam Vinatex vẫn phát huy được vai trò đầu tầu hạt nhân với kết quả tốt nhất.
25 Ảnh hưởng của công nghệ tới cầu lao động : dữ liệu từ doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Ngọc Toàn, Phạm Ngọc Hưng, Lê Thị Thanh An // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 157 .- Tr. 88-96 .- 658
Bài viết kết hợp phương pháp bao dữ liệu, mô men tổng quát và mô hình với số liệu mảng, xem xét cụ thể sự tác động của thay đổi công nghệ đến các phân khúc khác nhau của thị trường lao động. Từ đó có những định hướng cho việc đào tao, nâng cấp nguồn nhân lực để thích ứng với các quy trình sản xuất mới, sản xuất thông minh.
26 Kiến thức và thực trạng thiếu sắt, thiếu kẽm của nữ công nhân tại một công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020 / Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Nguyễn Thúy Nam, Phạm Thị Tuyết Chinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 308-313 .- 610
Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là cần thiết để đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ độ tuổi lao động nói chung và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nói riêng. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất là những chất hỗ trợ cơ thể sản xuất hormon, enzym và những chất xúc tác hỗ trợ tích cực cho cơ thể tăng trưởng, phát triển và cân bằng cơ thể. Vi chất sinh dưỡng rất cần cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ vì liên quan đến chức năng sinh sản và nuôi con bằng sữa mẹ.
27 Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động / Bùi Thị Mừng // .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.79 - 87 .- 344.01597
Luật Bình đẳng giới năm 2006 qui định rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này chưa hiệu quả, dẫn đến chêch lệch khoảng cách giới trong lĩnh vực lao động. Bài viết phân tích và chỉ ra những đặc trưng của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các biện pháp này; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.
28 Tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động, việc làm và một số giải pháp đề xuất / Nguyễn Thị Thanh Nhàn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 68-71 .- 658
Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nói chung, nhất là trong lĩnh vực lao động, việc làm. Thất nghiệp gia tăng, số người không có việc làm, thu nhập giảm dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động, việc làm, cũng như tìm kiếm giải pháp ứng phó là những vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
29 Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về cho thuê lại lao động / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 50-56 .- 340
Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính về cho thuê lại lao động được quy định chủ yếu trong Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm cho thuê lại lao động trong Nghị định số 28/2020/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.
30 Đào tạo nghề cho thanh niên lao động kỹ năng thấp ở Việt Nam / Bùi Thị Quỳnh Thơ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 202 .- Tr. 5-9 .- 330
Tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan về thực trạng và nhu cầu đào tạo nâng cao kỹ năng của thanh niên kỹ năng thấp, từ đó đưa ra một số nhận định và khuyến nghị chính sách cần thực hiện trong thời gian tới đối với nhóm đối tượng này.