CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Số
91 Quản trị tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Ngọc Phương Hồng, Lưu Minh Sang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 9-12 .- 650
Trình bày công cuộc chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được triển khai cùng với các chương trình tuyên truyền, phổ biến về tài sản trí tuệ. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một tài sản vô hình có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Vấn đề quản trị tài sản trí tuệ trở thành một trong những khía cạnh có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng của các SME.
92 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam: những bước đi ban đầu và giải pháp / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 1-11 .- 658
Bài viết này nhằm mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, phân tích đánh giá thành tựu, hạn chế của những bước đi ban đầu phát triển kinh tế số và đề xuất một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh tế số ở Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu trên 5 lĩnh vực: phát triển mạng Internet, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và kinh tế chia sẻ. Những lĩnh vực khác còn nhiều hạn chế do môi trường pháp luật chưa đồng bộ, nguồn nhân lực còn nhiều tồn tại, đầu tư công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thỏa đáng. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp cho sự phát trển kinh tế số cho thời gian tới.
93 Dòng chảy dữ liệu cá nhân xuyên biên giới : thực trạng và khuyến nghị chính sách / Nguyễn Quang Đồng, Nguyễn Lan Phương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 10(751) .- Tr. 16-18 .- 650
Phân tích dòng chảy dữ liệu cá nhân xuyên biên giới để thấy rõ thực trạng và đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế số. Dữ liệu cá nhân (DLCN) được chuyển qua biên giới trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, văn hóa, giải trí…, là một bộ phận của khối dữ liệu được trao đổi trên môi trường internet toàn cầu giữa các quốc gia. Nằm trong nhóm 10 quốc gia có khối lượng DLCN luân chuyển qua biên giới lớn nhất thế giới, Việt Nam cần xác lập các quy định pháp lý cụ thể về vấn đề này theo hướng bảo vệ DLCN, đồng thời vẫn thúc đẩy được dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới thông suốt để phục vụ cho phát triển nền kinh tế số.
94 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam: thách thức và gợi ý giải pháp / Đàm Thị Hiền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.21 - 24 .- 330
Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức tầm quan trọng của nền kinh tế số, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chủ trương, giải pháp cho thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi sang nền kinh tế số. bài viết đánh giá tổng quan về kinh tế số ở Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động này trong tương lai.
95 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam / PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình // Ngân hàng .- 2021 .- Số 15 .- Tr. 43-49 .- 330
Những thành tựu và nhân tố đóng góp vào phát triển kinh tế số Trung Quốc; Từ những hạn chế trong phát triển kinh tế số Trung Quốc, bài viết rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam
96 Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Ngô Cẩm Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 591 .- Tr. 31 - 33 .- 330
Bài viết khái quát thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
97 Xu hướng chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề đặt ra đối với ngành tài chính / Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Cương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.6 - 9. .- 332.024
Xác định cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là thời cơ để Việt Nam bắt kịp cùng các nước phát triển trong chuyển đổi số, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm kiến tạo môi trường, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong cả 3 lĩnh vực: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bài viết nhận diện xu hướng chuyển đổi số quốc gia, từ đó gợi mở những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính trong tiến trình chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại.
98 Phát triển nhân lực số trong bối cảnh Kinh tế số ở Châu Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 5(248) .- Tr. 16-28 .- 658.4
Phân tích những kinh nghiệm phát triển nhân lực số ở Châu Âu. Từ đó rút ra một vài khuyến nghị cho Việt Nam.
99 Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Võ Mai Trang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 5(254) .- Tr. 67-75 .- 330
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những khó khăn, hạn chế trong chính sách phát triển kinh tế số, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
100 Phát triển kinh tế số ASEAN: thực trạng và giải pháp / Phạm Thị Thanh Bình // .- 2021 .- Số 9 .- Tr.52 - 55 .- 330
Kinh tế số (Digital economy) là nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số. Ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia thuộc ASEAN, kinh tế số không chỉ "bệ phóng" cho tăng trưởng kinh tế, mà còn là cơ sở thúc đẩy kết nối ASEAN với các đối tác trong và ngoài khu vực. Kinh tế số của ASEAN đang phát triển mạnh, có tiềm năng trở thành một trong năm nền kinh tế số hàng đầu thế giới. Thị trường kỹ thuật số ASEAN đã tăng gấp ba lần trong ba năm (2017-2020) và chiếm 7% GDP của ASEAN sẽ lên tới 300 tỷ USD năm 2025.