CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Lao động
1 Tính bất khả thi của một số quy định về lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động năm 2019 / Huỳnh Thị Minh Duyên // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 146-153 .- 340
Đánh giá tính bất khả thi của một số quy định về lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019.
2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại toà án / Trần Xuân Tiền // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.50-52 .- 345.22
Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh theo hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động khi một trong hai bên có quốc tịch khác nhau. Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, các trường hợp quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người Việt Nam được người nước ngoài sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn; Người Việt Nam được cử đi công tác theo hợp đồng lao động ở nước ngoài theo thời hạn; Người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Dựa vào tiêu chí quốc tịch của các chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ lao động, còn các tiêu chí khác (căn cứ phát sinh, nơi thực hiện công việc) chưa được quy định trong pháp luật lao động.
3 Tranh chấp lao động cá nhân - thực tiễn và giải pháp hạn chế / 2354 - 0664 // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.10-13 .- 344.01597
Trong những năm gần đây, các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là việc tranh chấp về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động. Việc pháp luật quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phù hợp sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như góp phần ổn định quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn nhiều bất cập, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, vì thế nhiều trường hợp lợi ích hợp pháp của người lao động còn chưa được bảo vệ đúng mức. Bài viết trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động ở Việt Nam. Đồng thời nêu lên thực trạng, những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đưa ra một số khuyến nghị khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
4 Hoàn thiện quy định về tội cưỡng bức lao động theo điều 297 Bộ luật hình sự 2015 / Văn Linh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 40-42 .- 340
Hành vi “cưỡng bức lao động” tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này là phù hợp, tuy nhiên quy định hiện hành về tội cưỡng bức lao động tại Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015 còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung với mục tiêu hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa bảo đảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động.
5 Bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam – và thực tiễn tại Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh / Đào Thị Nguyệt // .- 2021 .- Số 48 .- Tr. 43-49 .- 344.597 01
Bài viết sử dụng phương pháp: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin như: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: phương pháp so sánh giữa quy định của pháp luật lao động Việt Nam và thế giới, phương pháp phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn tại Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, phương pháp tổng hợp.
6 Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động / Nguyễn Thế Mừng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 40-42 .- 340
Tại Việt Nam, pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cho thấy đá có nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc trong nội dung các quy định pháp luật, còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, mức bồi thường thấp, chưa có cơ chế phòng ngừa tai nạn lao động hiệu quả.
7 Trách nhiệm ba bên trong vấn đề đảm bảo cơ hội việc làm của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam / Võ Thị Hoài // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 54-64 .- 340
Phân tích trách nhiệm của ba bên trong vấn đề bảo đảm việc làm của Người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành, từ đó phân tích một số hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các bên trong vấn đề việc làm cho Người lao động trong thời kỳ công nghệ và hội nhập.
8 Hoàn thiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về lao động / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 86 – 96 .- 340
Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì xử phạt hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt để răn đe cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính, pháp luật còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Bài viết phân tích một số bất cập, hạn chế của biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
9 Thực trạng pháp luật lao động về giải quyết vấn đề nhân sự khi mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại và một số kiến nghị / Hà Thị Hoa Phượng // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 105 – 113 .- 340
Trong bối cảnh hội nhập với các hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại diễn ra sôi động thời gian qua, bài viết phân tích những vấn đề nhân sự mà các ngân hàng thương mại phải giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Từ việc đánh giá những mặt đạt được cũng như còn tồn tại trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật lao động và pháp luật liên quan.
10 Những điểm mới trong bộ luật lao động năm 2019 đảm bảo sự tương thích với các kết quốc tế / Võ Thị Hoài // .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 75-80 .- 344.01597
Tác giả trao đổi những điểm mới trong Bộ luật lao động sửa đổi năm 2019 đáp ứng các cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã gia nhập và có hiệu lực ngày 14/01/2019