Tranh chấp lao động cá nhân - thực tiễn và giải pháp hạn chế
Tác giả: 2354 - 0664Tóm tắt:
Trong những năm gần đây, các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là việc tranh chấp về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động. Việc pháp luật quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phù hợp sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như góp phần ổn định quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn nhiều bất cập, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, vì thế nhiều trường hợp lợi ích hợp pháp của người lao động còn chưa được bảo vệ đúng mức. Bài viết trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động ở Việt Nam. Đồng thời nêu lên thực trạng, những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đưa ra một số khuyến nghị khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
- Tính bất khả thi của một số quy định về lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động năm 2019
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại toà án
- Hoàn thiện quy định về tội cưỡng bức lao động theo điều 297 Bộ luật hình sự 2015
- Bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam – và thực tiễn tại Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
- Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động