CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quyền con người
1 Quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam: Khung pháp luật và thực tiễn / Huỳnh Thị Ánh Phương, Bùi Quang Dũng // .- 2024 .- Tập 66 - Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 23-25 .- 340
Trên cơ sở tổng quan và phân tích nguồn tài liệu có sẵn, nghiên cứu này tóm tắt khung pháp luật và làm rõ thực tiễn tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Trên cơ sở các cam kết quốc tế, Việt Nam đã xây dựng khung pháp luật khá chặt chẽ nhằm thừa nhận và đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em khuyết tật. Bài báo đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của khung pháp luật, bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục tốt hơn cho trẻ em khuyết tật.
2 Quyền ngôn ngữ và những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chữ viết của người dân tộc thiểu số: Trường hợp chữ Mông ở Việt Nam / Nguyễn Văn Hiệp // .- 2024 .- Tập 66 - Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 71-75 .- 340
Bài báo nêu và bàn luận các khía cạnh của quyền ngôn ngữ như một thành tố của quyền con người. Bài báo cũng phân tích những điểm cốt lõi về quyền ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, hướng đến việc bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ mai một và tạo điều kiện để ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có thể phát huy giá trị của mình trong việc bảo tồn bản sắc dân tộc, bảo tồn các giá trị văn hóa.
3 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên / Ngô Khánh Tùng // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 36 – 44 .- 340
Trong bài viết này, tác giả phân tích, lý giải các khía cạnh pháp lý của quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trên cơ sở quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể, tác giả tiếp cận dưới ba góc độ, gồm: (i) căn cứ hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; (ii) thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; và (ii) hiệu lực của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Từ đó, bài viết đưa ra khuyến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nhằm bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên.
4 Bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân dưới góc độ pháp luật công / Lê Thị Thu Mai, Nguyễn Thùy Trang // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 32 – 44 .- 340
Pháp luật công đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giới hạn cầ thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước trong việc đảm bảo trật tự chung và quyền con người, đặc biệt đối với các quyền nhân thân dễ bị xâm phạm như đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân. Bài viết phân tích vai trò và quy định pháp luật công trong việc bảo vệ quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc nhận diện và bảo đảm các quyền này.
5 Các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự / Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Phương Thảo // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 10 – 21 .- 340
Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra cơ sở pháp lý tối cao cho việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam nói chung và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Bài viết phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trên cơ sở so sánh với chuẩn mực quốc tế về quyền con người, tham khảo Hiến pháp một số nước, bài viết đề xuất hoàn thiện quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
6 Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và một số kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Mai Anh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 1 – 9 .- 340
Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung nổi bật của Hiến pháp năm 2013. Sau 10 năm thi hành, việc đánh giá hiệu quả của các quy định này là vô cùng cần thiết cả về phương diện khoa học lẫn thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả tập trung phân tích các nội dung cơ bản về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013; đánh giá thực tiễn thi hành các quy định này và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện.
7 Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp theo các hiệp định đầu tư song phương và những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 99- 115 .- 340
Các hiệp định đầu tư song phương (BITs) thế hệ đầu tiên không bao gồm các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR). Sau đó, điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã dần xuất hiện trong một số hiệp định đầu tư song phương nhưng không trực tiếp quy định nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm quyền con người. Gần đây, hiệp định đầu tư song phương được sửa đổi theo hướng rà soát lại một số điều khoản cân bằng hơn về nghĩa vụ của nhà đầu tư. Theo đó, các hiệp định đầu tư song phương có xu hướng kết hợp các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các phần hoặc chương về “nghĩa vụ của nhà đầu tư” hoặc nhà đầu tư có trách nhiệm bảo vệ quyền con người được thiết lập bởi pháp luật quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Từ những kinh nghiệm phát triển và thiết kế điều khoản trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp trong các hiệp định đầu tư song phương của một số quốc gia, bài viết đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
8 Forum necessitatis: Một công cụ bảo vệ quyền con người trong tư pháp quốc tế / Ngô Quốc Chiến // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 63-76 .- 340
Bài viết chứng minh bảo vệ quyền con người không chỉ là nhiệm vụ riêng của luật nhân quyền quốc tế, mà còn của cả các ngành luật khác, trong đó có tư pháp quốc tế. Bài viết phân tích học thuyết và quy định về forum necessitatis như một công cụ mà tư pháp quốc tế có thể sử dụng để bảo vệ quyền con người.
9 Bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người: một số vấn đề pháp lý tại Việt Nam / Phan Thanh Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 75-77 .- 341.48
Bài viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người ở Việt bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Chính phủ Việt Nam đã tích cực phê các cam kết ở cấp độ quốc tế và khu vực trong phòng chống mua bán người và đưa ra nhiều cam kết vệ quyền của nạn nhân. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống mua bán người hiện hành vẫn còn một chế, trong đó có một số khoảng trống giữa luật phòng, chống mua bán người của Việt Nam với các kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
10 Tự do hợp đồng và quyền con người theo pháp luật pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Nguyễn Võ Linh Giang // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 65- 73 .- 340
Tự do hợp đồng không chỉ là một quyền con người cơ bản mà còn có thể là một trong những công cụ để xâm phạm quyền con người. Các bên trong hợp đồng, thông qua nguyên tắc tự do ý chí, có thể tự do thoả thuận các điều khoản xâm phạm quyền con người nếu không có một cơ chế kiểm soát hiệu quả các điều khoản đó. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc quyền con người là một yếu tố hạn chế tự do hợp đồng. Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Pháp có những án lệ đề cập việc tự do hợp đồng bị hạn chế bởi quyền con người. Bài viết phân tích, so sánh quy định của pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam về tự do hợp đồng và quyền con người. Từ đó, bài viết chỉ ra các hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đề xuất các kiến nghị về phương pháp kiểm soát điều khoản hợp đồng xâm phạm đến quyền con người nhằm khắc phục những hạn chế đó.