CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trách nhiệm Xã hội

  • Duyệt theo:
1 Khuyến nghị thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đình Hoàn, Ngô Quốc Hưng, Hồ Thị Ngọc, Nguyễn Thủy Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 2A .- Tr. 120-122 .- 332.12

Thông qua hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng đã tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội, tác động to lớn đến sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, khi các ngân hàng không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế mà còn quan tâm đến các vấn đề xã hội, môi trường thì tác động của ngành ngân hàng đến nền kinh tế, xã hội sẽ toàn diện và nhân văn hơn. Bài viết trình bày thực trạng trách nhiệm xã hội (CSR) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

2 Tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Bùi Huy Trung, Dương Linh Anh, Vũ Thị Hồng Ngọc, Trần Tuấn Long // Kinh tế & phát triển .- 2024 .- Số Đặc biệt (2024) .- Tr. 44-55 .- 332.12

Nghiên cứu này phân tích tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Nhóm tác giả sử dụng bộ dữ liệu của 26 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 và phương pháp Generalized Method of Moments (GMM) để phân tích mối quan hệ của hai biến số trên. Biến số trách nhiệm xã hội được đo lường bằng phương pháp phân tích nội dung, trong khi các biến phản ánh hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại được đo lường bằng các chỉ tiêu khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên tác động của từng thành phần trách nhiệm xã hội có sự khác biệt đáng kể. Bên cạnh đó, cấu trúc sở hữu nước ngoài cũng có ảnh hưởng đến tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại.

3 Trách nhiệm xã hội và cấu trúc quản trị ảnh hưởng đến rủi ro kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp ngành tiêu dùng Việt Nam / Bùi Đan Thanh // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 76 .- Tr. 34 - 42 .- 658

Nghiên cứu trên 34 doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam từ 2012 đến 2022 đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) và chỉ số Z-Score, biểu thị rằng hoạt động CSR giúp giảm thiểu rủi ro phá sản. Việc phân biệt giữa chức vị của Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO cũng có ảnh hưởng tích cực tương tự lên Z-Score, nhấn mạnh vai trò của quản trị doanh nghiệp trong ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của một công ty. Các yếu tố khác như quy mô lớn, tỷ lệ sinh lời cao và tỷ lệ tiền mặt cao đều có tác động tích cực đến Z-Score. Tuy nhiên, biến đòn bẩy tài chính lại có tác động ngược lại, làm nổi bật sự quan trọng của việc quản lý đòn bẩy tài chính cẩn thận để ngăn ngừa rủi ro phá sản.

4 Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Kim Ngân // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 75 .- Tr. 18 - 26 .- 332.04

Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội (Corporate social responsibility - CSR) đối với hiệu quả tài chính (Coporate financial performance - CFP) của 29 ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2016 – 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của CSR đến ROE và ROA, trong khi đó, mối quan hệ giữa CSR và Tobin’s Q lại cho thấy tác động theo chiều hướng tiêu cực nhưng không đáng kể. Với kết quả này, bài nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm nâng cao nhận thức về CSR và thiết lập chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc thực hiện CSR trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

5 Chính sách thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu và khuyễn nghị cho Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Vũ Thanh Hà // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 43-53 .- 330

Trình bày khái niệm xã hội doanh nghiệp. Phân tích bối cảnh hình thành và phát triển chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu. Nghiên cứu thực tiễn triển khai chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Liên minh châu Âu.

6 Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm xã hội của trường đại học / Phạm Thị Mai Anh // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 116-118 .- 378

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các tổ chức chung và báo cáo thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học nói riêng của các bên hữu quan trường đại học đồng thời để nâng cao trách nhiệm giải trình và công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trường đại học, bài viết khái quát các quan điểm chung về trách nhiệm xã hội của trường đại học từ đó dựng mô hình kế toán trách nhiệm xã hội của trường đại học bao gồm việc nhận diện, đo lường đối tượng kế toán trách nhiệm xã hội của các trường đại học, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán sổ kế toán để làm cơ sở lập và trình bày báo cáo trách nhiệm xã hội của trường đại học.

7 Tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến rủi ro tài chính trong doanh nghiệp / Nguyễn La Soa, Nguyễn Diệu Hà, Trần Thị Thanh Hằng, Đỗ Đức Duy, Đỗ Thị Ly // .- 2024 .- Số 247 - Tháng 4 .- Tr. 21-25 .- 657

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định xem có sự khác biệt về rủi ro tài chính giữa hai nhóm doanh nghiệp (DN), bao gồm nhóm DN nằm trong danh sách 100 DN bền vững (CSI) Việt Nam của chương trình đánh giá, công bố CSI do Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức và nhóm DN nằm ngoài danh sách này. Mẫu nghiên cứu gồm 60 DN với dữ liệu từ năm 2018 đến năm 2022. Kết quả của kiểm định Independent T-test cho thấy, có sự khác biệt về rủi ro tài chính của hai nhóm DN. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cho DN trong vấn đề phát triển bền vững và giảm thiểu rủi ro tài chính.

8 Khung nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến hành vi quản trị lợi nhuận: Vai trò điều tiết của cấu trúc sở hữu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Phan Thị Huyền // .- 2024 .- Số 247 - Tháng 4 .- Tr. 68-76 .- 657

Mục đích của bài báo này là thảo luận về khung lý thuyết biện luận cho mối hệ giữa TNXH và hành vi QTLN với vai trò điều tiết của cấu trúc sở hữu. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của TNXH đến hành vi QTLN trong vai trò điều tiết của cấu trúc sở hữu.

9 Công bố trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo hồi quy Bayes / Phan Thị Minh Huệ // .- 2024 .- Số 217 - Tháng 4 .- Tr. 5-22 .- 332.1

Bài viết phân tích ảnh hưởng của công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lên hiệu quả tài chính (HQTC) của doanh nghiệp ở Việt Nam. Sử dụng dữ liệu của 83 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam, bài viết đóng góp một kênh mới để liên kết mối quan hệ này thông qua hồi quy Bayes. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp có điểm công bố CSR cao hơn (thông qua điểm ESG) thì có HQTC lớn hơn. Cụ thể, điểm công bố CSR có tác động cùng chiều với xác suất cao đến ROA và tác động cùng chiều nhưng xác suất thấp hơn đối với ROE và Tobin’s Q. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy ba thành phần của môi trường (E) – xã hội (S) – quản trị (G) cũng có ảnh hưởng cùng chiều lên ROA và ROE. Tuy nhiên, với chỉ tiêu Tobin’s Q, tác động riêng lẻ từng thành phần là không đồng bộ. Nhìn chung, các phát hiện của bài viết này cho thấy công bố CSR có tác động cùng chiều đến HQTC doanh nghiệp.

10 Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 31 – 35 .- 332

Một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là tìm kiếm lợi ích cho cổ đông. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại (NHTM) cũng là một nhân tố hình thành các hoạt động xã hội với những cá nhân và tổ chức liên quan, tạo nên mối liên kết với các chủ thể trong nền kinh tế. Tại Việt Nam, Nhà nước đã có quy định và đề ra bộ tiêu chí để đăng kí trách nhiệm xã hội (CSR) đối với ngân hàng theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Điều này thúc đẩy các ngân hàng thực hiện hoạt động CSR và có khung báo cáo nhất quán về kết quả hoạt động này. Nhờ vậy, hoạt động tìm hiểu về ý nghĩa của CSR nói chung và CSR đối với ngành Ngân hàng nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện CSR tại các NHTM còn tồn tại nhiều bất cập. Nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng và đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường thực hiện CSR tại các NHTM Việt Nam.