CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: An ninh--Chính trị

  • Duyệt theo:
11 Xu hướng liên kết, liên minh chính trị an ninh của một số quốc gia trên thế giới từ năm 2009 đến nay / Phạm Tiến, Nghiêm Tuấn Hùng // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 07 (244) .- Tr. 25-35 .- 340

Khái quát lại những nét cơ bản trong việc lựa chọn xu hướng liên minh, liên kết của một số quốc gia và khu vực chủ chốt trên thế giới từ năm 2009 đến nay.

12 Hội nhập Châu Âu về an ninh quốc phòng: Thách thức và triển vọng đến 2025 / NCS. Mạc Như Quỳnh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 4 (211) .- Tr. 3-18 .- 327

Chính sách An ninh Quốc phòng chung ra đời từ những năm 1990 nhưng đến nay Liên minh Châu Âu vẫn chưa xây dựng được một quân đội thường trực chung, chưa đưa ra được một tiếng nói nhất quán về các vấn đề quốc tế lớn. Sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh đặt ra nhiều vấn đề mới trên con đường phát triển của khối nói chung cũng như triển vọng trong tương lai. Bài viết tập trung phân tích một số nhân tố tác động đến thực tiễn thực hiện Chính sách An ninh Quốc phòng, từ đó đánh giá triển vọng triển khai chính sách đến năm 2025.

13 Hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia trong đảm bảo an ninh tuyến biên giới đất liền / Bùi Nam Khánh, TS. Đỗ Thị Thanh Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 173-191 .- 327

Đánh giá thực trạng việc hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia trong đảm bảo an ninh tuyến viên giới đất liền từ năm 2009 đến nay; đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

14 Vai trò của Trung Quốc đối với vấn đề an ninh trong tổ chức hợp tác Thượng Hải / TS. Lê Văn Mỹ, TS. Đỗ Minh Cao // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 10 (194) .- Tr. 27-34 .- 327

Phân tích vai trò của Trung Quốc trong đảm bảo an ninh Thượng Hải (SCO) trên hai phương diện lớn. Một là, Trung Quốc thúc đẩy các sáng kiến tăng cường chính sách an ninh tại SCO. Hai là, những đóng góp thực tế của Trung Quốc trong các hoạt động cụ thể đảm bảo an ninh tại SCO.

15 Đặc điểm của quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ giai đoạn 1874-1931 / TS. Hoàng Thị Hải Yến // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 10 (235) .- Tr. 33-44 .- 327

Phân tích các khía cạnh: Quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ giai đoạn 1874-1931 là mối quan hệ “lợi dụng lẫn nhau”, đôi bên cùng có lợi; Mỹ luôn đóng vai trò chủ động trong quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ (1974-1931); Quan hệ Nhật – Mỹ trên lĩnh vực an ninh – chính trị là cặp quan hệ điển hình của một quốc gia tầm trung ở phương Đông với một cường quốc phương Tây.

16 Hoàn thiện Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN: Thành tựu, cơ hội và thách thức / PGS. TSKH. Trần Khánh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 8 (209) .- Tr. 14-23 .- 327

Đánh giá những thành công, cơ hội mới của Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC), phân tích những thách thức đang đặt ra, nhất là những thách thức mới đang nổi lên đối với việc hoàn thiện APSC, từ đó đưa ra một vài gợi ý chính sách.

17 Tác động của sự thay đổi chính sách quốc phòng của Nhật Bản đến an ninh Biển Đông / ThS. Phạm Thị Yên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 6 (196) .- Tr. 9-20 .- 327

Hệ thống những thay đổi trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản kể từ khi bản Hiến pháp hòa bình của nước này ra đời (1947). Những thay đổi được mô tả ở khía cạnh Hiến pháp, ở vai trò của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, ở quy định về xuất khẩu vũ khí và liên minh Mỹ - Nhật. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích tác động của những thay đổi này đến an ninh Biển Đông và an ninh khu vực ở cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, bài viết khẳng định, tác động tích cực là nhiều hơn.

18 Tác động của một số vấn đề an ninh phi truyền thống tới quan hệ quốc tế ở Liên minh Châu Âu hiện nay / Nguyễn Thị Hòa Mai // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 13-18 .- 327

Tập trung vào hai vấn đề an ninh phi truyền thống đang tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế ở Liên minh Châu Âu (EU) hiện nay là khủng hoảng nhập cư và sự gia tăng khủng bố ở Liên minh, từ đó đánh giá những tác động của những vấn đề nay lên quan hệ quốc tế ở EU.

19 Vai trò của Đông Nam Á trong chính sách an ninh của Nhật Bản / ThS. Ngô Thị Lan Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- 2016 .- Số 8 (186)/2016 .- Tr. 5-11 .- 327

Trình bày vị trí chiến lược của Đông Nam Á trong chính sách an ninh của Nhật Bản. Đông Nam Á trong chính sách an ninh của Nhật Bản. Một số nhận xét.

20 Vấn đề an ninh nguồn nước ở lưu vực sông Mekong trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay / ThS. Bùi Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 9 (187)/2016 .- Tr. 21-30 .- 327

Với tính chất là một dòng sông quốc tế, sông Mekong có tác động trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong toàn lưu vực. Là một quốc gia nằm ở cuối nguồn Mekong, việc hợp tác chặt chẽ của Việt Nam với các quốc gia còn lại trong lưu vực, nhất là đối với vấn đề an ninh nguồn nước, được xem là chìa khóa cho bài toán phát triển bền vững của đất nước. Trong bài báo này, tác giả tập trung đi vào tìm hiểu thực trạng vấn đề an ninh nguồn nước trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay, từ đó gợi mở một vài giải pháp cho vấn đề này.