CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nợ xấu
51 Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam / Bùi Duy Tùng, Đặng Thị Bạch Vân // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 10 tháng 10 .- Tr. 111-128 .- 332.12
Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data Methods) để đánh giá tác động của các yếu tố nội tại đến nợ xấu các ngân hàng thương mại VN giai đoạn 2004–2014. Sau khi xử lí GMM hai bước với các biến vĩ mô làm biến kiểm soát, kết quả cho thấy nợ xấu các NHTM VN chịu tác động bởi các yếu tố nội tại của ngân hàng như: Chất lượng quản trị (-); rủi ro đạo đức (-) phù hợp với cơ sở lí thuyết. Riêng mức độ kiểm soát của chủ sở hữu, kết quả nghiên cứu phát hiện dấu của các hệ số ngược so với lí thuyết. Ngoài ra, tác giả chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy đa dạng hoá hoạt động có thể làm giảm tỉ lệ nợ xấu.
52 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại / ThS. Nguyễn Hùng Tiến // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 20 (437) tháng 10 .- Tr. 40-42 .- 332.12
Trình bày nguyên nhân xuất hiện nợ xấu, thực hiện các chính sách xử lý nợ xấu, một số giải pháp xử lý nợ xấu khác của Nhật Bản, Bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản về xử lý nợ xấu.
53 Nợ xấu: Mối lo của toàn nền kinh tế và những giải pháp trong thời gian tới / ThS. Trần Việt Hưng // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 7/2015 .- Tr. 11-14 .- 332.12
Khái quát thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đồng thời tập trung phân tích tình hình nợ xấu từ năm 2014 đến nay. Trước những thách thức của hoạt động tín dụng trong thời gian tới và những tồn tại, tác giả đã hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ xấu hiện nay ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.
54 Thực trạng hoạt động của VAMC và những vấn đề đặt ra / PGS.TS Kiều Hữu Thiện // Ngân hàng .- 2015 .- Số 2 tháng 01 .- Tr. 2-3 .- 332.12
Bài viết đề cập về xử lý nợ xấu của VAMC và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới.
55 Xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng và một số khuyến nghị / TS. Nguyễn mạnh Hùng, TS. Nguyễn Ngọc Thao // Tạp chí Ngân hàng .- 2014 .- Số 19 tháng 10 .- Tr. 13-16 .- 332.12
Bài viết điểm lại những khủng hoảng và xử lý nợ xấu điển hình trên thế giới; Nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Một số gợi ý cho công tác xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng trong thời gian tới.
56 Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu / Phạm Hữu Hùng // Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2014 .- Số 19 (412) tháng 10 .- Tr. 21-23 .- 332.12
Trình bày những thành công trong điều hành chính sách tiền tệ và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu; giải pháp để tăng tốc xử lý nợ xấu trong thời gian tới.
57 VAMC sẽ bán nợ xấu như thế nào? / ThS. Đào Thị Lan Hương // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2014 .- Số 7(400) tháng 4 .- Tr.15-17 .- 332.4
Trình bày thực trạng nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam, VAMC công cụ xử lý nợ xấu, hai phương án mua nợ xấu của VAMC, phương án bán nợ của VAMC.
58 Xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam: Hiện trạng và kiến nghị / ThS. Nguyễn Văn Thọ, ThS. Nguyễn Ngọc Linh // Ngân hàng .- 2014 .- Số 7 tháng 4 .- Tr.8-11 .- 332.12
Khái niệm nội dung xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp, thực trạng hoạt động chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam, các giải pháp đẩy mạnh sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ.
59 Thực trạng bài toán nợ xấu / TS. Quách Mạnh Hào // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 194/2013 .- Tr. 17-23. .- 332.12
Đưa ra những lập luận để trả lời cho các câu hỏi về mức độ nguy hiểm của nợ xấu, mô hình kinh doanh ngân hàng đã rủi ro như thế nào để dẫn tới nợ xấu và cuối cùng là những giải pháp được các chuyên gia đồng tình nhiều nhất trong việc xử lý vấn đề nợ xấu.