CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nợ xấu

  • Duyệt theo:
21 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản nhằm đối phó với khủng hoảng nợ xấu giai đoạn 1990-2005 và hàm ý cho Việt Nam / Phan Thị Thu Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 40-42 .- 332.12

Bài viết phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Nhật Bản đối phó với cuộc khủng hoảng nợ xấu giai đoạn từ 1990 đến 2005 dưới góc nhìn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại của Nhật Bản, từ đó đưa ra một số hàm ý về các giải pháo trong quá trình tái cơ cấu nhằm lành mạnh hơn hoạt động hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

22 Hoàn thiện cơ chế chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm / Nguyễn Thị Mai Sương, Nguyễn Thị Xuân // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 21(558) .- Tr. 14-17,47 .- 332.12

Bài viết điểm lại những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và những quy định khác của pháp luật về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm đảy nhanh công tác xử lý nợ xấu.

23 Nợ xấu và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại / Vũ Thị Thu Hương // Ngân hàng .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 27-29 .- 332.12

Tập trung phân tích tác động của nợ xấu đến hoạt động ngân hàng dưới giác độ cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế.

24 Thị trường mua bán nợ của Việt Nam – thực trạng và giải pháp- / Nguyễn Thị Minh Hương // .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 41-49 .- 658

Sự hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ mà cụ thể là nợ xấu của doanh nghiệp là yêu cầu khách quan hiện nay ở Việt Nam. Sự thiếu vắng một thị trường mua bán nợ được cho là nút thắt chính trong công cuộc xử lý nợ xấu hiện nay. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng năm 2017 ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường mua bán nợ vẫn còn nhiều hạn chế, cần có giải pháp điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn. Trong phạm vi bài báo này, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

25 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân, Lê Thị Hương Mai // .- 2018 .- Số 63 (6) .- Tr. 122-132 .- 332.12

Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2006-2016, thông qua mẫu nghiên cứu gồm 25 Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

26 Nợ xấu và hiệu quả tài chính / Huỳnh Thị Hương Thảo // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 5(518) .- Tr. 28-31 .- 332.12

Nợ xấu và hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại; Phân tich thực trạng nợ xấu và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt nam; từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm hạn chế nợ xấu tại các NHTM.

27 Phát triển thị trường mua bán nợ xấu : giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam / Trần Cảnh Toàn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 3(1880 .- Tr. 16-19 .- 332.12

Phân tích và đánh giá tình hình phát triển triển thị trường mua bán nợ xấu; từ đó đưa ra giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

28 Nợ xấu và vấn đề rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam / Đinh Thị Thu Hồng, Nguyễn Trí Minh // .- 2018 .- Số 7 tháng 7 .- Tr. 21-36 .- 332.12

Bài báo phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, với mục tiêu tìm ra mức ngưỡng nợ xấu mà qua đó hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng có thể thay đổi. Bằng mô hình hồi quy ngưỡng cho dữ liệu bảng cân bằng của 24 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016, chúng tôi tìm thấy mức ngưỡng nợ xấu vào khoảng 6,07%. Dưới mức này, một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu; ngược lại, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức ngưỡng, tăng trưởng tín dụng sẽ gia tăng cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu cũng tìm ra mối tương quan ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

29 Cơ sở cho việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu / Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Minh Hằng // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 7 (363) .- Tr. 43 – 51 .- 340

Nghiên cứu khái quát về việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại, đồng thời phân tích các cơ sở cho việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu, từ đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị pháp lý nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, góp phần lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng và ổn định nền kinh tế.

30 Một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động mua, bán và xử lý nợ : đề xuất tháo gỡ / TS. Đoàn Văn Thắng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 11 (500) .- Tr. 13-17 .- 332.1

Trình bày khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xử lý nợ trước khi có nghị quyết 42 và tiền đề cho sự ra đời nghị quyết 42 của quốc hội; Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu và chuyển biến trong hoạt động của VAMC; Một số khó khăn, tồn tại chưa được giải quyết; Đề xuất của VAMC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu.