CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nợ xấu

  • Duyệt theo:
1 Chất lượng thể chế và các nhân tố đặc thù ngân hàng tác động lên nợ xấu: Bằng chứng từ các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đặng Hải Yến, Lê Văn Sơn, Lưu Thu Quang // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 43-55 .- 332

Bài viết đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế (CLTC) đến tác động của các nhân tố đặc thù ngân hàng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021. Nghiên cứu sử dụng phương pháp S-GMM cho bộ dữ liệu bảng gồm 22 NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy CLTC ảnh hưởng đến tác động của các yếu tố đặc thù của ngân hàng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Theo đó, trong môi trường CLTC tốt, tác động của các yếu tố bên trong đến nợ xấu của ngân hàng sẽ được giảm bớt và ngược lại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao CLTC, từ đó giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng.

2 Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Phạm Tuấn Anh, Đặng Minh Đức, Nguyễn Tiến Long // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 33-39 .- 332.63

Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động. Sử dụng mô hình phân biệt đa biến (MDA - Multiple Discriminant Analysis) với 2 hàm phân biệt đã cho kết quả 3 trọng tâm của các nhóm là tách biệt nhau từ dữ liệu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán cùng phương pháp mô tả đặc tính trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả khuyến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả xử lí nợ xấu tại Việt Nam.

3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Phí Thị Kiều Anh // .- 2023 .- K1 - Số 251 - Tháng 11 .- Tr. 53-57 .- 657

Bài viết phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trong lĩnh vực ngân hàng thông qua dữ liệu phân tích của 25 NHTM tại Việt Nam từ năm 2007-2021. Kết quả phân tích bằng hồi quy GMM cho thấy, sở hữu nhà nước tác động tiêu cực đến NIM, trong khi sở hữu nước ngoài và sở hữu vốn của các cá nhân và tổ chức trong nước tác động tích cực lên NIM. Ngoài ra, phát hiện của bài nghiên cứu cho thấy mối tương quan tích cực giữa NIM và các biến số như quy mô ngân hàng, khả năng thanh khoản, GDP và nợ xấu, lạm phát có mối tương quan tiêu cực đến NIM.

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam / Trịnh Thị Phan Lan, Hoàng Thị Lan ANh // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 26-31 .- 332.12

Nghiên cứu sử dụng mô hình Pooled OLS, FEM, REM sau đó lựa chọn mô hình phù hợp là REM. Bốn biến gồm quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỉ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỉ lệ dự phòng rủi ro tón dụng và tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều vởi tỉ lệ nợ xấu; trong đó dự phòng rủi ro tín dụng là nhân tố có tác động nhiều nhất đến tỉ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng là nhân tố có tác động thấp nhất.

5 Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển đổi số và nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thanh Huyền // .- 2023 .- K2 - Số 250 - Tháng 10 .- Tr. 39 - 44 .- 657

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển đổi số ngành ngân hàng với nợ xấu của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2013-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là nền tảng giúp các NHTM có thêm động lực để tăng cường chuyển đổi số trong thời gian tới. Bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các NHTM Việt Nam đầy mạnh việc chuyển đổi số trong tương lai.

6 Những yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đào Trâm Anh, Phạm Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Kim Ngân, Lê Hồ Quang Nhật, Đậu Thị Phương Uyên // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 79-81 .- 332.12

Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 22 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020 để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố vi mô đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy 5 trong 6 yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô có ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hạn chế nợ xấu và thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển bền vững.

7 Nợ xấu ngân hàng : thực trạng và giải pháp / Trần Minh Thái // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 56-58 .- 332.04

Trong những năm qua, quá trình xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng dù đã đạt được một số thành công, song cũng tồn tại nhiều hạn chế và còn đối mặt với không ít thách thức về nguồn lực xử lý nợ, khuôn khổ pháp lý xử lý tài sản bảo đảm, thị trường mua bán nợ chưa phát triển. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hoạt động này càng gặp nhiều khó khăn, do thị trường bất động sản “đóng băng” và phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, cần triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.

8 Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam / Đỗ Ngọc Khanh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 235 .- Tr. 73-76 .- 332.12

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tồn tại tất yếu khách quan trong hoạt động tín dụng. Duy trì nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của ngân hàng thương mại. Nợ xấu là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn tài chính, làm gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng chi phí xử lý nợ xấu từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

9 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Chi, Nguyễn Hương Thảo // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 232 .- Tr. 29-32 .- 332.12

Bài viết đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; từ đó đề xuất và kiến nghị.

10 Một số khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại cơ quant hi hành án / Vũ Văn Thực // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 14 - 17 .- 658

Bài viết làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án, qua đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của công tác thi hành án trong việc xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.