CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sinh viên
21 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh (EMI) ở C sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Min / Huỳnh Đăng Khoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 34-36 .- 658
Chất lượng dịch vụ giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo tại các trường đại học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng lý thuyết chất lượng dịch vụ và mô hình đo lường IPA để đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục của các chương trình EMI hiện đang triển khai tại Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh (CSII) từ góc nhìn của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện trên 372 sinh viên đang theo học các chương trình EMI tại trường và xác định được 4 yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ giáo dục của các chương trình EMI này, bao gồm: Năng lực giảng viên, Hoạt động lớp học, Cơ sở vật chất và khả năng ứng dụng.
22 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Minh Tú Anh // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 26-37 .- 658
Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật trường Đại học Công nghiệp Thành phố HồChí Minh (IUH). Số lượng mẫu nghiên cứu là 404 sinh viên từ 06 khoa chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ; khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi trực tuyến. Nhóm tác giả tiến hành phân tích cấu trúc tuyến tính PLS-SEM bằng phần mềm Smart PLS 3.0, Kết quả nghiên cứu cho thấy Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, Kiểm soát nhận thức hành vi, Chuẩn mực chủ quantác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp và 3 nhân tố này là trung gian trong mối quan hệ giữa Giáo dục khởi nghiệp và Ý định khởi nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý quản trị để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật tại trường đại học Công Nghiệp Thành phố HồChí Minh.
23 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Hạnh Uyên // .- 2023 .- Số 58 .- Tr. 54-67 .- 378
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), lý thuyết phù hợp nhiệm vụ với công nghệ (TTF) và sự hài lòng của sinh viên để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên sau khi đại dịch covid-19 được kiểm soát. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 752 sinh viên đang học đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dựng để đánh giá và kiểm định mô hình. Kết quả cho thấy rằng, kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, và sự hài lòng là những yếu tố dự đoán quan trọng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên đại học. Điều kiện thuận lợi và sự phù hợp nhiệm vụ với công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định tiếp tục thông qua sự hài lòng.Các phát hiện giúp các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành hiểu rõ hơn về ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên đại học.
24 Biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh / Bùi Thị Hảo // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 125-133 .- 306
Văn hóa ứng xử có vai trò truyền tải giá trịnhân văn, rèn luyện nhân cách, giáo dục thế hệ trẻ. Tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi phần lớn sinh viên có lối sống trong sáng, cư xử văn minh thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có hành vi,thái độ ứng xử chưa chuẩn mực, ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân và uy tín nhà trường. Để nâng cao chất lượng, thương hiệu nhà trường đối với xã hội, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HồChí Minh chú trọng cung cấp kiến thức và xây dựng văn hóa ứng xử học đường. Bài báo khái quát lý luận về văn hóa ứng xử học đường, khảo sát 674 sinh viên đang học tập tại trường để lấy số liệu phân tích thực trạng ứng xử của sinh viên, tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn hóa, từ đó, đề xuất ba nhóm biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
25 Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam / Dương Công Doanh, Lê Thị Loan // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 81-100 .- 658
Nghiên cứu này áp dụng mô hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam. Với dữ liệu được thu thập từ 1.738 sinh viên tại các trường Đại học tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính để đánh giá tác động của vốn quan hệ xã hội tới các biến trong mô hình hành vi có kế hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng gián tiếp và tích cự tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua cảm nhận khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng tỏ có mối quan hệ trực tiếp giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh.
26 Mối liên hệ giữa làm thêm và kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế trước và sau đại dịch Covid-19 / Phạm Đức Anh, Hoàng Thị Ngọc Ánh // .- 2022 .- Số 8(531 .- Tr. 87-99 .- 378
Nghiên cứu này khám phá mối liên hệ giữa làm thêm và kết quả học tập của sinh viên kinh tế trong giai đoạn trước và sau đại dịch Covid-19. Tổng cộng có 11 yếu tố được lựa chọn cho mô hình thực nghiệm. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên mẫu khảo sát 785 sinh viên tại Hà Nội cho thấy giai đoạn trước Covid-19. Bài viết nằm ở việc kiểm định mô hình nghiên cứu trong giai đoạn khác nhua của địa dịch Covid-19, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị dành cho sinh viên nhằm kiểm soát việc tham gia làm thêm và nâng cao hiệu quả của việc đi làm thêm.
27 Tăng cường hoạt động nhóm cho sinh viên trong quá trình giảng dạy các môn kỹ năng / Phí Thị Thúy Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr.113-115 .- 153.1
Nội dung bài báo đề cập đến phương pháp học tập theo hướng hoạt dộng nhóm cho sinh viên trong các trường đại học. Tác giả cũng đã tham khảo, tìm hiểu và đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến hoạt động nhóm của sinh viên tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Nội dung bài báo đã được mục tiêu đặt ra, đảm bảo tính thời sự, tính thực tiễn trong xã hội.
28 Yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng / Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 171-178 .- 610
Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng. Có bốn nhóm yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng là môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân và vấn đề tài chính. Stress là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở đối tượng sinh viên y khoa, đặc biệt là sinh viên điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các yếu tố liên quan đến môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân, vấn đề tài chính đều làm tăng nguy cơ stress ở sinh viên điều dưỡng. Gia đình và nhà trường nên có biện pháp quản lý các yếu tố liên đến stress để giảm tình trạng stress cho sinh viên như: trang bị thêm kiến thức về sức khỏe tâm thần cho sinh viên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, có biện pháp giảm áp lực học tập cho sinh viên và hỗ trợ tài chính với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
29 Nghiên cứu về nhận thức và phản ứng của sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đối với vấn đề bạo lực mạng / / Thái Trí Dũng, Nguyễn Viết Mỹ Linh, Phạm Hồng Hoàng Ân // .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 47-61 .- 378
Nghiên cứu với mục đích đánh giá nhận thức và phản ứng của sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đối với vấn đề bạo lực mạng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp SEM với 300 sinh viên. Kết quả cho thấy 3 nhân tố: thái độ, mối quan tâm và sự kỳ vọng tác động đến nhận thức của sinh viên theo mức từ cao đến thấp.
30 Đại học tương lai trong mắt sinh viên ngày nay / Dana Abdrasheva, Diana Morales, Emmar Sabzalieva // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 13-15 .- 378
Dựa vào những cuộc tham vấn nhóm trọng điểm đã được thực hiện như một phần của sáng kiến Giáo dục tương lai của UNESCO, những chủ đề được xác định: Công nghệ làm thay đổi trải nghiệm học tập tại trường, chuyển đổi mô hình từ dịch chuyển sang hòa nhập, môi tường học tập sáng tạo, lo ngại biến đổi khí hậu, tác động trí tuệ nhân tạo.