CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế

  • Duyệt theo:
51 Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Phan Thị Ái, Trần Nữ Hồng Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 53-57 .- 330

Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này giúp giải quyết các vấn đề tiêu cực như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

52 Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua mô hình liên kết kinh tế “bốn nhà” / Lưu Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 34-36 .- 330

Bài viết phân tích, đánh giá vai trò, thực trạng các mối quan hệ của mô hình liên kết “bốn nhà". Đối với nông dân, lợi ích lớn nhất mang lại cho họ là việc làm thay đổi hành vi sản xuất theo hướng “Bán cái thì trường cần, chứ không phải bán cái mình có”. Đối với công ty, việc tham gia mô hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng thương hiệu, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa phương thông qua việc tham gia liên kết đã giúp cho cán bộ địa phương nâng cao được năng lực quản lý. Cuối cùng, thông qua liên kết này đã giúp cho những nhà khoa học bổ sung thêm những cơ sở cho lý thuyết chuỗi giá trị

53 Cơ sở lý luận của việc kiểm soát tập trung kinh tế đối với giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ / Hà Thị Thanh Bình // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 27 – 40 .- 340

Toàn cầu hóa cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế toàn cầu làm gia tăng các mối liên hệ, những tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Trong dòng chảy tư bản toàn cầu, các giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) diễn ra ở quốc gia này cũng có thể gây ra những tác động đến thị trường ở các quốc gia khác. Chính vì vậy, kiểm soát giao dịch TTKT thực hiện ngoài lãnh thổ đã dần trở thành bộ phận không thể thiếu của pháp luật cạnh tranh/chống độc quyền của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau khi phân tích một số lý thuyết làm cơ sở cho việc kiểm soát giao dịch TTKT được thực hiện ngoài lãnh thổ đang được sử dụng phổ biến ở một số quốc gia, bài viết gợi mở một số đề xuất góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Điều này được cho là sẽ giúp điều chỉnh một cách có hiệu quả hơn các giao dịch TTKT được thực hiện bên ngoài lãnh thổ nhưng gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

54 Sự chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Lê Thị Thu Huyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 10 – 45 .- 658

Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế, trong đó những có cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái, nên việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới phát triển bền vững. Chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn được xác định là yêu cầu bắt buộc và giải pháp hữu hiệu nhằm duy trì phát triển kinh tế, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường trong các chiến lược; kế hoạch phát triển của nước ta thời gian đến.

55 Vai trò của mối quan hệ cá nhân và chi tiêu nghiên cứu và phát triển đối với kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Võ Văn Dứt // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 55-66 .- 658

Bài viết này đánh giá tác động của mối quan hệ cá nhân và chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam, sử dụng dữ liệu gồm 2.637 doanh nghiệp nhỏ và vừa và vận dụng mô hình hồi quy để ước lượng các tham số. Bằng chứng thực nghiệm cho biết rằng, doanh nghiệp nhỏ vừa có các mối quan hệ cá nhân và chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển càng nhiều thì khẩu càng nhiều. Bài viết cung cấp một số hàm ý thực tiễn để hướng dẫn nhà quản lý nghiệp nhỏ và vừa tăng cường xuất khẩu tại nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.

56 Tác động của bối cảnh kinh tế mới đến kỹ năng và hiệu quả lao động tại các doanh nghiệp FDI Việt Nam / Kiều Quốc Hoàn // .- 2023 .- 3(538) .- Tr. 110-120 .- 330

Bài viết nghiên cứu tác động của bối cánh kinh tế mới (COVID-19, cách mạng công nghiệp lần thứ tư) đến chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở kết quả phân tích định lượng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, bài viết đã làm rõ thực trạng tác động của bối cảnh kinh tế mới đến chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp FDI Việt Nam. Cụ thể, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của người lao động trong doanh nghiệp FDI tác động tích cực trực tiếp đến hiệu quả công việc. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động tích cực đến kỹ năng chuyên môn, nhưng lại không tác động đến kỹ năng mềm của người lao động tại doanh nghiệp FDI.

57 Mức độ sử dụng thông tin chi phí cho quản trị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa / Đặng Lan Anh, Lê Thị Minh Huệ // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 168-171 .- 658

Thông tin chi phí không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận mà còn hỗ trợ nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, ra quyết định, đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh.Bài viết khảo sát việc sử dụng thông tin chi phí ở các doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho nhà quản trị về việc sử dụng thông tin chi phí trong hoạt động doanh nghiệp.

58 Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ ở Đà Nẵng / Nguyễn Thị Hương // .- 2023 .- Số 797 .- .- 658

Với định hướng chiến lược cụ thể, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã ghi nhận những kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở địa phương này đã đối diện với những tồn tại, hạn chế có giải pháp khắc phục.

59 Tác động của toàn cầu hóa kinh tế và già hóa dân số đến lượng phát thải khí CO2 ở các quốc gia có thu nhập cao / Trần Thùy Linh // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 7-9 .- 330

Bài viết đánh giá tác động của toàn cầu hóa kinh tế và già hóa dân số đến lượng phát thải khí CO2 ở các quốc gia có thu nhập cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy toàn cầu hóa kinh tế và già hóa dân số làm giảm lượng khí thải CO2 ở các nước có thu nhập cao. Ngoài ra sử dụng năng lượng góp phần cải thiện chất lượng môi trường giảm lượng khí phát thải CO2. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế là những yếu tố làm tăng lượng phát thải CO2 tại quốc gia có thu nhập cao.

60 Vai trò của trí thức Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước: tầm nhìn đến năm 2030 / Hà Thị Hồng Vân, Nông Bằng Nguyên // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 56-58 .- 330

Bài viết này trình bày vai trò của lực lượng trí thức trong việc đóng góp vào sự phát triển của quốc gia thể hiện qua những đóng góp đối với phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục. Nghiên cứu này tập trung vào nhóm tri thức hưởng lương ngân sách nhà nước. Nghiên cứu này cho thấy đội ngũ tri thức đóng vai trò dẫn dắt đất nước trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế và đáp ứng sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của quốc gia trong những năm vừa qua.