CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế

  • Duyệt theo:
41 Khơi thông những “điểm nghẽn phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng tháp / Trương Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Duy Thanh // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 107-109 .- 330

Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp là trọng điểm về sản niệm du lịch, không gian văn hoá... Không chỉ phát huy tốt lợi thế, thời gian qua, Đồng Tháp đã nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư nghệ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn tồn tại nhiều “điểm nghẽn” trong cơ chế, chính sách như liên kết vùng, làm cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Khu kinh tế cửa khẩu Đồn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bài viết này phân tích những “điểm nghẽn” trong phát và kiến nghị giải pháp khơi thông những “điểm nghẽn” này.

42 Cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch ở Việt Nam : thực trạng, quy định pháp lý và giải pháp / Nguyễn Phương Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 25-27 .- 332

Tài chính công luôn có vai trò quan trọng không những đối với hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tất cả các hoạt động của nhà nước. Do đó, việc công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công là rất quan trọng, thiết yếu. Bài viết đánh giá thực trạng cải cách tài chính công và quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay và xác định những vấn đề có tính nguyên tắc đối với việc xây dựng phương hướng, chính sách trong thời gian tới.

43 Ảnh hưởng của kinh tế thế giới đến thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 / Phạm Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 34-36 .- 332

Trái với một thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19, năm 2022 tiếp sóng gió đối với nền kinh tế toàn cầu. Bước sang năm 2023, diễn biến phức tạp đi kèm với không ít nhân tố khó dự báo của nền kinh tế toàn cầu khiến nhiều tổ chức quốc tế phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều này đặt ra không ít vấn đề trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nền kinh tế trên thế giới, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

44 Việt Nam hơn 35 năm đổi mới : một số vấn đề đặt ra đối với thể chế môi trường kinh doanh / Đặng Thành Chung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 62-64 .- 658

Trong hơn 35 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã được đổi mới và hoàn thiện ngày càng thuận lợi hơn cho phát triển. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang vẫn còn không ít bất cập, tạo ra những rào cản đối với đó làm nguồn lực trong và ngoài nước vào giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đòi hỏi cần có những giải pháp tích cực để tháo gỡ.

45 Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Ninh : một số vấn đề đặt ra / Phạm Hồng Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 59-61 .- 910

Bài viết nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững với 5 mục tiêu: bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội, bền vững về an ninh quốc phòng và bền vững về văn hoá. Trên cơ sở lý thuyết đó, bài viết đánh gia thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững trong giai đoạn 2016-2022, từ đó chỉ ra những vấn đề và đề xuất giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững tại địa phương trong giai đoạn 2025-2030, định hướng 2045.

46 Chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam / Nguyễn Mạnh Hùng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 240 .- Tr. 37-40 .- 330

Bài viết sẽ phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách nhằm đưa ra một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam.

47 Kinh tế Nga năm 2022 và dự báo / Vũ Thụy Trang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 1(268) .- Tr. 42-53 .- 330

Tập trung phân tích bức tranh tổng quát nền kinh tế Nga năm 2022 thông qua một số chỉ số điển hình, đồng thời, dự báo sự biến động của nó trong năm 2023 và giai đoạn 2024-2025.

48 Chỉ số đo lường và định hướng đảm bảo an ninh tài chính quốc gia / Nguyễn Đình Hoàn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 78-80 .- 658.15

Hiện nay, hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hình thành khá đầy đủ các cấu phần cần thiết, trong đó có các định chế tài chính, công cụ tài chính và mô hình giám sát, tuy nhiên, rủi ro an ninh tài chính vẫn luôn còn tiềm ẩn. Bài viết này nhận diện các chỉ số đánh giá tình hình an ninh tài chính và đề xuất một số định hướng nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong thời gian tới.

49 Giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam / Nhan Kim Anh, Cảnh Chí Hoàng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 117-119 .- 658

Ngày nay, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định là động lực, nền tảng trong phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia, đổi mới và sáng tạo là trung tâm của phát triển bền vững. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam đã, đang nỗ lực thực hiện đổi mới sáng tạo nhằm đưa nền kinh tế phát triển bền vững có định hướng trong tương lai.

50 Quản trị rủi ro tại các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con / Nguyễn Thanh Thuỷ // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 125-127 .- 658.15

Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể ví như một dòng chảy không ngừng và trong quá trình hoạt động đó luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định. Những rủi ro đó có thể là rủi ro đã được dự liệu trước hoặc phát sinh bất ngờ. Nhưng dù có được dự liệu trước hay không thì rủi ro đều mang đến những hậu quả mà doanh nghiệp không mong muốn với các mức độ khác nhau. Do vậy quản trị rủi ro là mối quan tâm hàng đầu với các doanh nghiệp nói chung và với các tập đoàn kinh tế nói riêng.