CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế

  • Duyệt theo:
31 Thị trường bất động sản và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam / Trần Thị Kim Chi // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 33-35 .- 332

Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... Những vấn đề bất ổn của thị trường này không chỉ là vấn đề riêng của thị trường bất động sản mà sẽ tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Bài viết làm rõ các vấn đề của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay và tác động của thị trường này đến ổn định kinh tế vĩ mô.

32 Những tác động mạnh mẽ của cộng đồng kinh tế ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam / Phạm Hữu Doanh, Phạm Ngọc Hòa // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 3-6 .- 330

Quá trình hình thành và phát triển của AEC. Tác động của AEC đến Việt Nam. Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, nâng tầm vị thế trong khu vực và thế giới.

33 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên : nghiên cứu ở trường PTTH Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn / Hồ Thị Hòa, Nguyễn Đức Hoàn // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 31 - 33 .- 330

Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu và phân tích một số yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên khu vực miền núi và dân tộc thiểu số. Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản được tìm hiểu là thực trạng kiến thức và quan điểm về việc tránh thai và phá thai an toàn, kiến thức và quan điểm về bệnh nhiễm khuẩn qua đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

34 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam : bài học từ một số nền kinh tế / Lê Thị Mỹ Huyền // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 48 - 50 .- 330

Bài viết sẽ phân tích những mặt tích cực của công nghiệp hỗ trợ trong nước và kinh nghiệm từ một số nền kinh tế có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, từ đó đưa ra một số định hướng cho công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay.

35 Vai trò của chuyển đổi số trong nền kinh tế / Quách Thị Hạnh, Nguyễn Thị Tố Uyên, Vũ Tất Điệp // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 45-47 .- 330

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của doanh nghiệp và tổng thể nền kinh tế là một tất yếu khách quan dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong xu thế này, Việt Nam đang tích cực, chủ động khai các chủ trương về thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia định hướng đến năm 2030. Nghiên cứu này nhằm tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thực tế để làm rõ khái niệm về chuyển đổi số và vai trò tích cực của chuyển đổi số tới nền kinh tế số nói chung và các đối tượng trong nền kinh tế nói riêng.

36 Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế / // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 62-64 .- 330

Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. Việt Nam đã và đang bắt nhịp xu hướng này và đạt những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn những mặt hạn chế. Do vậy, cần có những pháp nhằm để thúc đẩy phát triển hơn nữa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam.

37 Sự biến động bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay và tác động tới dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam / Phạm Anh Tuấn, Cù Chí Lợi, Nguyễn Thùy Linh // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 7-9 .- 330

Bối cảnh thế giới trong giai đoạn vừa qua xuất hiện những biến động lớn rất khó đoán định từ sự xuất hiện của đại dịch, chiến tranh, sự đối đầu địa chính trị giữa các cường quốc... Ngoài những thách thức, khó khăn chung của kinh tế thế giới nói trên, kinh tế Việt Nam còn phải đang đối mặt với những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong nước, trong đó nền kinh tế có độ mở ngày càng cao nhưng phụ thuộc khu vực FDI ngày càng lớn... Bài viết này sẽ đánh giá những biến động nổi bật của bối cảnh quốc tế hiện nay và tác động tới dòng vốn quốc tế vào Việt Nam.

38 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững / Đinh Quốc Tuyền // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 147-149 .- 330

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển công nghệ cao theo định hướng phát triển bền vững. Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Hải Dương tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bài viết này trao đổi về kết quả trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng bền vững.

39 Tháo gỡ “nút thắt” trong liên kết kinh tế vùng ở Việt Nam / Tạ Thị Đoàn // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 32-35 .- 330

Vấn đề liên kết kinh tế, liên kết vùng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Việc liên kết vùng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và cả vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn liên kết kinh tế vùng thời gian qua đã bộc lộ không ít hạn chế, hiệu quả mang lại chưa như kỳ vọng. Để tiếp tục phát triển liên kết kinh tế vùng có hiệu quả, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển liên kết kinh tế vùng bền vững.

40 Khơi thông những “điểm nghẽn phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng tháp / Trương Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Duy Thanh // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 107-109 .- 330

Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp là trọng điểm về sản niệm du lịch, không gian văn hoá... Không chỉ phát huy tốt lợi thế, thời gian qua, Đồng Tháp đã nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư nghệ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn tồn tại nhiều “điểm nghẽn” trong cơ chế, chính sách như liên kết vùng, làm cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Khu kinh tế cửa khẩu Đồn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bài viết này phân tích những “điểm nghẽn” trong phát và kiến nghị giải pháp khơi thông những “điểm nghẽn” này.