CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế

  • Duyệt theo:
211 Hiện đại hóa làng nghề theo hướng chiến lược tăng trưởng xanh ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng / Trần Minh Yến, Nguyễn Xuân Dũng // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 7(458) tháng 7 .- Tr. 58-64 .- 330.124

Phân tích thực trạng phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của chiến lược tăng trưởng xanh, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển làng nghệ theo hướng tăng trưởng xanh trong thời gian tới.

212 Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng tại các nền kinh tế chuyển đổi / Đặng Văn Cường // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 222 tháng 12 .- Tr. 53-61 .- 330

Bài viết này khảo sát mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Với mục tiêu này, nghiên cứu đưa vào mô hình biến bình phương của biến thu nhập cùng với việc kiểm soát các biến kinh tế xã hội và khung thể chế các quốc gia. Để đánh giá hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng.

213 Mối quan hệ giữa chất lượng và sự bền vững trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 222 tháng 12 .- Tr. 71-78 .- 330

Bài viết nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng thực hiện liên kết với sự bền vững trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa chất lượng và bền vững của liên kết có mối quan hệ thuận chiều. Bốn yếu tố của chất lượng có ảnh hưởng tích cực đến mức độ bền vững của liên kết doanh nghiệp-nông dân đó là: “Độ an toàn và lợi ích của nông dân”, “Độ tin cậy doanh nghiệp của nông dân”, “Mức hiểu biết và ứng xử với nông dân của doanh nghiệp” và cuối cùng là “Phương tiện phục vụ liên kết”.

214 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Trung Bộ / Trương Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Vinh Thanh // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 451 tháng 12 .- Tr. 50-58 .- 330

Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với biến đổi khí hậu và nêu ra các bước tiến hành đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu ở các địa phương ven biển Nam Trung Bộ.

215 Cơ sở kinh tế của mối quan hệ giữa mức sẵn lòng chi trả, mức sẵn lòng chấp nhận để cải thiện môi trường và quyền sở hữu / Nguyễn Văn Song, Lê Thị Phương Dung // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 447 tháng 8 .- Tr. 37-40 .- 330

Bài viết phân tích, phân biệt mức sẵn long chấp nhận và mức sẵn lòng chi trả để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường có lien quan tới quyền sở hữu khu vực thải và đưa ra gợi ý chính sách.

216 Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế và môi trường / Lưu Trang // Môi trường .- 2015 .- Tr. 60 – 62 .- 363.7

Để hạn chế sự nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, khí nhà kính phát thải vào không khí phải được giảm thiểu đáng kể. Đồng thời, thực hiện các thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu; thực hiện các chính sách cụ thể tập trung vào các đối tượng chính là ngành công nghiệp, chính quyền địa phương và hộ gia đình để thiết lập giới hạn phát thải.

217 Lạm phát thấp và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế / Ths. Phan Thị Hồng Thảo // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 13 (430) tháng 7 .- Tr. 24-25 .- 343.07

Tập trung phân tích những hậu quả tiêu cực của lạm phát thấp đối với nền kinh tế và đưa ra một số khuyến nghị chính sách.

218 Những đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 30 năm đổi mới / Đỗ Hoài Nam // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 440 tháng 1 .- Tr.3-16 .- 330

Tập trung luận giải những đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua các kỳ đại hội, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI và khái quát một số kinh nghiệm cần thiết.

219 Những vấn đề đặt ra đối với sản phẩm điều ở vùng Tây Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu / Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Đình Hòa // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 440 tháng 1 .- Tr. 62-72 .- 330

Bài viết nghiên cứu thực trạng về sự tham gia của sản phẩm điều ở vùng Tây Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó, góp phần thảo luận và định hướng cho việc tái cấu trúc kinh tế Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững.

220 Phân tích mối quan hệ nội vùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dựa trên bảng I-O vùng dạng phi cạnh tranh / Ngô Văn Phong, Bùi Trinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 440 tháng 1 .- Tr. 54-61 .- 330

Bài viết phân tích quan hệ nội vùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dựa trên bảng I-O vùng dạng phi cạnh tranh và đề xuất ba kiến nghị đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về nâng cao hiệu quả đầu tư, về định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và về chính sách ưu tiên phát triển đối với một số nhóm ngành.