CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế
81 Toàn cầu hóa kinh tế : xu thế và thách thức mới / Bùi Văn Trịnh, Đoàn Tuấn Phong // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 28-31 .- 330
Bài viết nghiên cứu xu thế và thách thức mới đối với vấn đề toàn cầu hóa kinh tế của Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị, hàm ý đối với các nhà hoạch định chính sách.
82 Doanh nghiệp "xác sống" và những ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Khánh Phương, Tô Lan Hương // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 222 .- Tr. 29-33 .- 658
Đại dịch Covid-19 vẫn chưa thực sự hạ nhiệt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) đông loạt đứng trên bờ vực phá sàn hoặc khó khăn trong hoạt động. Covid-19 đối với các công ty siêu nhỏ và nhỏ, có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phá sản DN, đặc biệt là đối với các DN trong ngành dịch vụ, du lịch, hàng không, nơi chi phí duy trì hoạt động kinh doanh quá lớn nhưng không thể diễn ra hoạt động kinh doanh hào,... Tuy nhiên, đối với một số công ty thì Covid-19 chỉ là nguyên nhân gián tiếp, đặc biệt là đối với các công ty đã “mắc kẹt” vào nền kinh tế, hoạt động kém hiệu quả trong nhiều năm. Đứng trước bối cảnh đó, Chính phủ nhiều nước trong đó có Việt Nam, đã thực hiện chương trình hỗ trợ khẩn cấp để cứu DN, bảo vệ thị trường lao động nhằm không để cho nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mặt trái của các chính sách đó, sẽ tạo ra thêm một thế hệ mới các “xác sống”. Vậy trong nội dung bài viết này, nhóm tác giả sẽ trả lời các câu hỏi: “DN xác sống” là gì? Nhận diện “DN xác sống” như thế nào? Và ảnh hưởng của “DN xác sống" đến nền kinh tế Việt Nam, trong Đại dịch Covid-19 ra sao?.
83 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho thành phố Đà Nẵng / Bùi Ngọc Như Nguyệt // .- 2022 .- Số 149 .- Tr. 15-22 .- 330
Áp dụng hiệu quả kinh tế tuần hoàn đưa ra giải pháp mục tiêu phù hợp từng quốc gia, địa phương cụ thể. Giới thiệu kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và rút ra bài học cho thành phố Đà Nẵng.
84 Thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Đồng bằng sông Cửu Long / Phạm Đình Tuyên, Võ Chí Xinh // .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 56-61 .- 658.4012
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, bài viết đánh giá thành tựu, hạn chế và mạnh dạn đề xuất một sô khuyến nghị nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chính sách phát doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân tại các tỉnh thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
85 Đánh giá của người dân thành phố Cần Thơ về giá trị kinh tế của việc bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh / Huỳnh Việt Khải, Nguyễn Phi Vân, Phan Đình Khôi // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 298 .- Tr. 75-83 .- 658
Với mục tiêu là cung cấp thông tin để hỗ trợ xây dựng các chính sách quản lý đất ngập nước trong rừng U Minh hiệu quả và bền vững, bài viết này ước tính thiệt hại phúc lợi do giảm hệ sinh thái và phân tích sự đánh đổi giữa đa dạng sinh học và kinh tế. Phương pháp mô hình lựa chọn (CM-Choice Modeling) được sử dụng để ước tính mức giá sẵn lòng trả cho chương trình bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh của người dân thành thị ở thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân chấp nhận đóng góp để tăng lợi ích từ rừng mang lại. Cụ thể người dân sẵn sàng đóng góp trung bình khoảng 12.000 VND vào hóa đơn tiền nước hàng tháng để có thể cải thiện 10% thảm thực vật khỏe mạnh hoặc giảm 10% số người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, khoảng 23.000 VND để tăng cơ hội nghiên cứu và giáo dục ở mức độ cao, và khoảng 2.700 VND để tăng thêm cơ hội đào tạo lại cho nhóm 10 nông dân tại vùng nghiên cứu.
86 Smart contract và các ứng dụng trong nền kinh tế / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm // .- 2022 .- Số 62 (72) .- Tr. 110-117 .- 330
Bài viết trình bày khái quát các ứng dụng của hợp đồng thông minh trong một số lĩnh vực đời sống, một số ưu điểm vượt trội của hợp đồng thông minh cũng như hạn chế cần lưu ý khi triển khai sử dụng loại hợp đồng này.
87 Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2021 hướng tới kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022-2025 / Nguyễn Lê Anh, Vũ Thanh Tùng, Phan Văn Tới, Trần Thị Ngọc Trúc, Nguyễn Quốc Phong // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 62 (72) .- Tr. 3-6 .- 330
Bước vào năm 2021 kinh tế - văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19. Nhiều chỉ tiêu kinh tế suy giảm, dịch Covid còn diễn biến khó lường, điều này đòi hỏi Chính phủ cần có đối sách thích ứng. Bài viết ngoài ý kiến tham vấn còn góp thêm các chính sách giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới theo chiều sâu.
88 Một số vấn đề lý luận – thực tiễn mới về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Quang Thuấn // Khoa học (Đại học Đại Nam) .- 2022 .- Số 1, tập A1 .- Tr. 3-9 .- 330
Đại hội toàn quốc lần thứ XIII các văn kiện đã được thảo luận và thông qua. Các văn kiện kết tinh nhiều nội dung mới, sâu sắc trong lĩnh vực trên cơ sở nền tảng của CN Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa phát triển các văn kiện Đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới và nghiên cứu lý luận.
89 Chủ động thích ứng linh hoạt trong tình hình thị trường nhiều bất ổn / // .- 2022 .- Số 399 .- Tr. 9-13 .- 658
Trong những ngày gần đây, trên bình diện quốc tế, xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây ra những tác động lớn tới an ninh, địa chính, chính trị ảnh hưởng lớn tới kinh tế toàn cầu. Kèm theo đó là rủi ro lạm phát, suy thoái, điều kiện tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao.
90 Nhận diện nền kinh tế “tuần hoàn” trong ngành thời trang / Hoàng Thu Hà // .- 2022 .- Số 399 .- Tr. 58-61 .- 658
Cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn trong thời trang đang ngày càng trở nên phổ biến như là một chiến lược cho các nhãn hàng khi họ đang cố gắng làm giảm tác động môi tường. Thời trang tuần hoàn đang dần trở thành xu thế chủ đạo.