CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
1 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An / Đặng Thành Cương // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 162-164 .- 332.04

Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng rủi ro, một trong những rủi ro ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đó là rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giảm được các tổn thất có thể xảy ra và gia tăng lợi nhuận. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Nam Nghệ An thôngqua các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và nợ mất vốn trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023, nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An trong thời gian tới.

2 Tín dụng chính sách trong bức tranh tài chính toàn diện ở Việt Nam / Nguyễn Việt Hưng, Trần Thị Thương Hiền, Nguyễn Thị Hồng Lanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 49-52 .- 332

Trong xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, cũng như các nước thế giới, Việt Nam đang chú trọng việc thúc đẩy sự phát triển của tài chính toàn diện. Cụ thể, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện an toàn, hiện quả, bền vững; có sự phối hợp, tham gia của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân… Trong bức tranh tài chính toàn diện, tín dụng chính sách đang là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

3 Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam / Huỳnh Quốc Khiêm // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 53-55 .- 332

Dựa trên cơ sở lý luận về dự trữ bắt buộc, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết thu thập và phân tích dữ liệu về thực trạng điều hành công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công cụ này có tác dụng trong việc hạn chế cung tín dụng ngoại tệ và thu hẹp lãi suất cho vay giữa VND và ngoại tệ. Tuy nhiên, công cụ này cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại và phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc vẫn còn hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho công tác điều hành công cụ dự trữ bắt buộc của Việt Nam trong thời gian tới.

4 Rủi ro đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng hướng đến trách nhiệm xã hội / Phạm Thanh Nhật, Nguyễn Minh Nhật // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 69-71 .- 332.04

Ngân hàng có tác động đáng kể đến kinh tế-xã hội. Ngân hàng có khả năng tác động đến xã hội thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội, hoặc tác động đến các doanh nghiệp qua việc cấp tín dụng cho các dự án của doanh nghiệp có liên quan đến xã hội, đạo đức và môi trường. Tuy nhiên, trong hoạt động này, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro nhất định. Bài viết này trình bày những hoạt động tín dụng gắn liền với trách nhiệm xã hội mà các ngân hàng thực hiện và phân tích các rủi ro liên quan, đưa ra một số giải pháp đề xuất.

5 Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam / Thanh Nguyên // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 81-85 .- 332.12

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến. Năm 2023, với vai trò là đầu mối xây dựng và triển khai hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), CIC đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng; tiếp tục khẳng định là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam.

6 Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay / Nguyễn Cảnh Hiệp, Đỗ Thị Thanh Hoa // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 3-9 .- 332

Bài viết này nghiên cứu hoạt động tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ở Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong giai đoạn 2010 - 2022, bài viết chỉ ra những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ loại trái phiếu này. Trên cơ sở đó, tác giả gợi ý một số vấn đề cần được xử lí để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô tín dụng đầu tư của Nhà nước trong những năm tới.

7 Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đề xuất một số giải pháp / Hứa Phi Yến // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 18-23 .- 332

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, quy mô, mạng lưới hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã không ngừng được củng cố và phát triển, nhiều giải pháp đã được triển khai hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành, chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đang tác động tới mọi mặt của nền kinh tế cũng như toàn xã hội, trong đó có ngành Ngân hàng nói chung, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, ngân hàng cần được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD và góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

8 Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang: Kết quả và một số giải pháp, khuyến nghị / Đoàn Ngọc Phả, Trần Trọng Triết // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 30-35 .- 332

Một trong những yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó có nhấn mạnh đến tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh... Bài viết tập trung phân tích kết quả đạt được trong việc cho vay tín dụng nông nghiệp, nông thôn của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang, qua đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để vốn cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

9 Chính sách tín dụng ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số nước / Nguyễn Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 53-56 .- 332

Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới qua việc phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các chính sách tín dụng, kênh truyền dẫn chính sách và biến đổi khí hậu tại các quốc gia; Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong triển khai chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và rút ra bài học cho Việt Nam.

10 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại / Nguyễn Hữu Chung // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 4-8 .- 332.04

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng chủ yếu trong giai đoạn 2020-2022 tới không chỉ hoạt động tín dụng mà còn tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022. Kết quả cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam được nghiên cứu đã đạt được những thành tựu đáng kể ngay cả trong giai đoạn tác động của đại dịch. Hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng vẫn được duy trì ở một tỉ lệ tích cực.