CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo vệ môi trường

  • Duyệt theo:
121 Cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng / Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Quế // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 237-243 .- 628

Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh đã có nhiều cố gắng với sự tham gia của các cấp, ngành tại địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu dựa vào Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời điều tra sự hài lòng của các bên liên quan về các yếu tố quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ. Với kết quả điều tra sự hài lòng của các bên liên quan nhằm xác định thứ tự ưu tiên cần cải thiện về lĩnh vực này tại huyện Đạ Tẻh. Sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng góp phần đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng phục vụ giai đoạn 2019-2023.

122 Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 / ThS. Đặng Trần Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 19 (321) .- Tr. 32 - 33 .- 363.7

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, đề xuất với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng khóa XIII, mới đây Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo “Định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến khổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030”.

123 Giải pháp bảo vệ môi trường gắn xây dựng nông thôn mới bền vững / Lê Hải // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 32-33 .- 363

Những năm qua, việc xây dựng Nông thôn mới tại nhiều địa phương dường như mới chỉ chú trọng đến hạ tầng cơ sở như: Đường sá, nhà cửa, trường học, bệnh viện,... mà chưa quan tâm dúng mức đến môi trường sức khỏe - một yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế gia đình và xã hội.

124 Bảo vệ môi trường ở Nam Định - Thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị / Thanh Bình // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 40-42 .- 363

Công tác bảo vệ môi trường ở Nam Định trong những năm qua đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và ý thức bảo vệ môi trường của đông đảo người dân, doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là nhiều hành động thiết thực để gìn giữ, bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ con cháu mai sau. Qua công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở Nam Định, cũng bộc lộ những bất cập cần hoàn thiện.

125 Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước / Nguyễn Hương // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 17 (319) .- Tr. 41 - 42 .- 363

Trình bày về chính sách về thuế có liên quan đến môi trường nước và Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

126 Đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác bảo vệ môi trường / ThS. Nguyễn Xuân Thủy // Môi trường .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 33 - 35 .- 363

Nội dung trọng tâm về ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường thời gian tới của Tổng cục Môi trường là: Ứng dụng công nghệ 4.0 để giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường; Thực hiện số hóa cơ sở dữ liệu về môi trường phục vụ công tác quản lý; tiếp tục chỉ đạo, điều hành thông qua hệ thống Chính phủ điện tử, tiếng tới thực hiện giải quyết công việc không giấy; Thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường trong các dự án đầu tư mới, trong các dự án xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; Phát triển các công nghệ ít phát thải, các sản phẩm thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo.

127 Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn / Hồng Nhung // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 15 (317) .- Tr. 35 - 36 .- 363

Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô hị lớn – Giai đoạn I” sau nhiều năm thi công đã được hoàn thành vào cuối năm 2018. Kết quả của Đề án đã đánh giá đầy đủ nhất về hiện trạng tài nguyên nước dưới đất ở các đô thị lớn, đồng thời, đề xuất được các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm mặn nước dưới đất cho các đô thị lớn. Đây sẽ là sản phẩm phục vụ hữu ích cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị trong thời gian tới.

128 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải – Những bất cập và nội dung cần sửa đổi, bổ sung / NCS. Tạ Văn Vĩnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 13 (315) .- Tr. 36 – 38 .- 363

Trình bày về những bất cập trong chính sách thu hiện, những nét mới của dự thảo Nghị định, một số góp ý từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, mức phí cố định, mức phí biến đổi và mức phí đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

129 Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp hiện nay / Bùi Đức Hiển // .- 2019 .- Số 1+2 (303+304) .- Tr. 42- 44 .- 363.7

Trình bày những quy định về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp: Quy định về lập; quy định về hành vi với môi trường bị cấm đối với doanh nghiệp; quy định về nghĩa vụ quản lý chất thải của doanh nghiệp; quy định về nghĩa vụ quan trắc môi trường, thông tin tình hình môi trường của doanh nghiệp; quy định về nghĩa vụ ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp; quy định về thực hiện các nghĩa vụ thuế; quy định về chế tài áp dụng với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp.

130 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu / Nguyễn Thế Chinh, Lại Văn Mạnh, Nguyễn Hữu Đạt // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 38 - 40 .- 363.7

Trình bày những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.