CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo vệ môi trường

  • Duyệt theo:
111 Thực trạng phát sinh chất thải rắn và biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Tuy Hòa / Lê Ngọc Kim Ngân, Lê Khắc Lĩnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 43-44 .- 363

Thực trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị; Triển khai một số dự án trên địa bàn thành phố; Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

112 Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải / Tạ Thị Thùy Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 41 – 47 .- 340

Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải ngày càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần những biện pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nước thải, từng bước giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước.

113 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý / Thảo Nguyễn // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 4 (330) .- Tr. 53 - 54 .- 363

Trong những năm qua, công nghệ thông tin có những bước phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Các tổ chức quốc tế, khu vực và quốc gia trên thế giới đã triển khai các chương trình nghị sự phát triển và thức đẩy thông tin không gian địa lý để giải quyết những thách thức về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

115 Công nghệ 4.0 trong công cuộc bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên bền vững / Nguyễn Thị Bích // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 4 (330) .- Tr. 34 - 37 .- 363

Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường cần kiểm soát được nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là thành tựu vĩ đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để kiểm soát các nguyên nhân gây ONMT có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, việc nhận diện, dự báo tác động các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 đến hoặc động gây QNMT là chìa khóa để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này nhằm kiểm soát ONMT hiệu quả, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, hướng tới phát triển kinh tế xanh bền vững.

116 Xử lý tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than: Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường / Nguyễn Văn Nam // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 22 (324) .- Tr. 19 - 21 .- 327

Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân sống trong vùng ảnh hưởng các nhà máy nhiệt điện. Để bảo vệ dức khỏe của công đồng, gìn giữ môi trường sống, nhiều hội nghị, hội thảo đã được các nhà khoa học, nhà quản lý tổ chức nhằm tìm ra lời giải.

117 Hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường / ThS. Lê Thị Hằng // Môi trường .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 47 - 49. .- 340

Nghiên cứu, sửa đổi nhóm các hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định số 155 cho phù hợp với thực tế là cần thiết là cần thiết, điều này sẽ góp phần quan trọng vào hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

118 Cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng / Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Quế // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 237-243 .- 628

Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh đã có nhiều cố gắng với sự tham gia của các cấp, ngành tại địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu dựa vào Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời điều tra sự hài lòng của các bên liên quan về các yếu tố quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ. Với kết quả điều tra sự hài lòng của các bên liên quan nhằm xác định thứ tự ưu tiên cần cải thiện về lĩnh vực này tại huyện Đạ Tẻh. Sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng góp phần đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng phục vụ giai đoạn 2019-2023.

119 Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 / ThS. Đặng Trần Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 19 (321) .- Tr. 32 - 33 .- 363.7

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, đề xuất với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng khóa XIII, mới đây Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo “Định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến khổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030”.

120 Giải pháp bảo vệ môi trường gắn xây dựng nông thôn mới bền vững / Lê Hải // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 32-33 .- 363

Những năm qua, việc xây dựng Nông thôn mới tại nhiều địa phương dường như mới chỉ chú trọng đến hạ tầng cơ sở như: Đường sá, nhà cửa, trường học, bệnh viện,... mà chưa quan tâm dúng mức đến môi trường sức khỏe - một yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế gia đình và xã hội.