CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Ngoại giao

  • Duyệt theo:
1 Nhân tố kinh tế trong quan hệ Việt - Mỹ từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao / Trịnh Quốc Tuy // .- 2023 .- Quý 1 (132) .- Tr. 171 - 190 .- 327

Trên cơ sở phân tích quan hệ hai nước, bài viết đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả vai trò của nhân tố kinh tế trong quan hệ với Mỹ thời gian tới để củng cố và đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ đi vào chiều sâu.

2 Thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO & những khuyến nghị / Lê Thị Mai Hương // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 3-8 .- 327

Bài viết nêu lên thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam trên các lĩnh thương mại xuất nhập hẩu hàng hóa và dịch vụ kể từ sau gia nhập WTO. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính nhằm nêu bật tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2021. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, hàng hóa xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu của VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2021 đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và đặc biệt cán cân thương mại đã thặng dư kể từ năm 2016 cho đến nay. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam nhằm làm cơ sở đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian tới Thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO & những khuyến nghị.

3 Các chính sách thúc đẩy hợp tác của Trung Quốc với tiểu vùng sông Mekong / Nguyễn Văn Lành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 37 – 39 .- 658

Tiểu vùng sông Mekong có ý nghĩa quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng và chiến lược hợp tác khu vực của Trung Quốc. Bài viết phân tích các nguyên nhân và chính sách của Trung Quốc liên quan tới việc nâng cấp hợp tác tiểu vùng song Mekong qua các khía cạnh hợp tác kinh tế, an ninh, chính trị và nhu cầu tang cường vai trò của Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng.

4 Ngoại giao đa phương : lý giải từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa đa phương / Nguyễn Anh Cường, Nguyễn Việt Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 8 (263) .- Tr. 3-15 .- 327

Lý giải bản chất ngoại giao đa phương dưới góc nhìn của các luận thuyết cơ bản đã được kiểm chứng, trong đó có hai góc nhìn nổi bật trong chính trị quốc tế hiện nay là chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa đa phương.

5 Một số mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc trong vấn đề biến đổi khí hậu/ / Bùi Thị Phương Lan // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 22 (396) .- Tr. 39-41 .- 327

Quan hệ Mỹ - Trung; Xây dựng kênh ngoại giao khí hậu; Gia tăng năng lực trong công nghệ xanh; Vị thế thiết lập luật chơi.

6 Thực trạng và triển vọng quan hệ Việt Nam - Australia / Đào Thị Thùy Linh, Bùi Nam Khánh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 12(121) .- Tr. 19-28 .- 327

ài viết nghiên cứu, đánh giá về thực trạng và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Australia; đồng thời, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quan hệ song phương và hướng tới mục tiêu tiếp tục phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

7 Cuộc chạy đua vaccine Covid-19 và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 4 (200) .- Tr. 3-15 .- 327

Khoảng cách giữa cung và cầu rộng ra khi xuất hiện một số biến thể Covid-19 mới khiến việc cung cấp vaccine trở thành một công cụ quyền lực mềm được các quốc gia sử dụng để nâng cao ảnh hưởng và cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế. Ngoại giao vaccine ra đời, làm gay gắt thêm cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

8 Xây dựng thương hiệu của cộng đồng người Việt : giải pháp nâng cao hiệu quả đóng góp của họ đối với thương hiệu quốc gia giai đoạn mới (nghiên cứu địa bàn Liên Bang Nga) / Lê Thanh Bình // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 4 (259) .- Tr. 71-83 .- 327

Đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp có tính khả thi để cộng đồng người Việt Nam tại Nga chủ động, tích cực hơn nhằm vừa góp phần vào thương hiệu chung của quốc gia, vừa xây dựng thương hiệu cho bản thân cộng đồng.

9 Thế khó của Ấn Độ trước khủng hoảng Myanmar / Phan Cao Nhật Ánh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 4(113) .- Tr. 25-30 .- 327

Bài viết phân tích tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Myanmar, lý giải tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ấn Độ trước khủng hoảng Myanmar. Myanmar có vị trí chính trị quan trọng, giữ vai trò kết nối cao trong chiến lược kinh tế của Ấn Độ.