CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ Ngoại giao
21 Quan hệ Việt Nam – Na Uy: Cơ hội và thách thức / Chử Thị Nhuần // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 12 (231) .- Tr. 65 - 72 .- 327
Đánh giá những thành tựu quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Na Uy, từ đó đưa ra khuyến nghị thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong những năm tiếp theo.
22 Quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 1991 – 2018 / Lê Minh Giang // .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 105-114 .- 327.04
Mối quan hệ Mỹ - Cuba trong giai đoạn từ 1991 đến năm 2008 được đặc trưng bởi chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba và cuộc đấu tranh chống cấm vận của Cuba đối với Mỹ. Mối quan hệ giữa hai nước gồm nhiều nội dung trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực chính trị an ninh ngoại giao và kinh tế mục đích chủ yếu của Mỹ là thay đổi chế độ chính trị ở Cuba theo hướng mà Mỹ gọi là dân chủ nhưng trước những biện pháp và chính sách pháp luật của Mỹ Cuba vẫn bảo vệ được thành quả cách mạng và kiên định con đường chủ nghĩa xã hội dù sao những chuyển biến trong quan hệ Mỹ Cuba Tuy không nhiều nhưng cũng đặt cơ sở nhất định cho những thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước dưới thời tổng thống Obama.
23 Các cuộc đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam dân chủ cộng hòa / Nguyễn Tiến Lực // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 32 – 42 .- 327
Phân tích bối cảnh lịch sử, tiến trình đàm phán giữa các nhà ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản xung quanh việc thiết lập quan hệ ngoại giao và mở đại sứ quán giữa hai nước.
24 Chuyển hướng ngoại giao của chính quyền Duterte và quan hệ Philippines – Trung Quốc / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 11 (183)/2016 .- Tr. 28-37 .- 327
Những thông điệp đầu tiên của Tổng thống Duterte và chuyển hướng ngoại giao. Thực chất của chủ trương chuyển hướng ngoại giao của Tổng thống Duterte và triển vọng của tình hình Philippines.
25 Cách tiếp cận đa phương hóa đối với các tiến trình liên kết Đông Á và Châu Á – Thái Bình Dương / TS. Dương Minh Tuấn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 12/2015 .- Tr. 20-28 .- 327
Đề cập đến các cách tiếp cận đa phương hóa và việc vận dụng chúng trong việc hình thành các hiệp định hợp tác trong khu vực, đặc biệt là hiệp định có chất lượng cao và xuyên thế kỷ như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
26 Những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay / ThS. Trần Thu Minh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 29-38 .- 327
Phân tích nhu cầu lợi ích của hai nước dẫn đến việc hình thành quan hệ đối tác chiến lược, các nội dung chủ yếu và những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, thể hiện qua lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, nhằm góp phần làm rõ thực chất mối quan hệ giữa hai quốc gia này.
27 Hoạt động ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản / PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 85-103 .- 327
Nghiên cứu những hình thức ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản – một trong số đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về hoạt động ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản và đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần làm cho hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam – Nhật Bản đạt hiệu quả hơn nữa.
28 Một số vấn đề trong quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên sau Chiến tranh Lạnh (1991-2015) / ThS. Lê Lena, Bùi Diệu Linh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 11 (177)/2015 .- Tr. 10-17 .- 327
Trong những năm trở lại đây, khu vực Đông Bắc Á trở thành điểm nóng về phương diện an ninh chính trị; mối quan hệ giữa các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trở thành chủ đề trong hầu hết các nghiên cứu về khu vực Đông Bắc Á. Tuy nhiên, có một cặp quan hệ trong khu vực Đông Bắc Á ít được chú ý tới đó là quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên. Đây là hai quốc gia cho tới hôm nay vẫn còn tiến hành các vòng đàm phán bình thường hóa quan hệ. Có rất nhiều những vấn đề đằng sau mối quan hệ hai quốc gia này mà bài viết sẽ làm sáng tỏ.
29 Kết hợp chặt chẽ Kinh tế với Quốc phòng – An ninh và Đối ngoại dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng và Nhà nước / PGS. TS. Bùi Đình Bôn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 17-44 .- 327
Đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ Kinh tế với Quốc phòng – An ninh và Đối ngoại.
30 Quan hệ đối tác chiến lược Ca-dắc-xtan và Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh / TSKH. Trần Hiệp // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 131-147 .- 327
Sau Chiến tranh lạnh, Ca-dắc-xtan tuyên bố độc lập tách khỏi Liên Xô cũ và phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn, trong khi đó Trung Quốc tiếp tục duy trì cải cách mở cửa đạt mức tăng trưởng 10% cho hơn 30 năm qua. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, Ca-dắc-xtan và Trung Quốc thiết lập, phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Bài viết khái quát về Ca-dắc-xtan và quan hệ đối tác chiến lược Ca-dắc-xtan – Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.