CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: An sinh Xã hội

  • Duyệt theo:
1 Chính sách an sinh xã hội của CHLB Đức và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Trọng Bình // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 96-105 .- 327

Giới thiệu vài nét về bối cảnh của việc thiết lập hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Đức. Tìm hiểu một số nội dung của chính sách an sinh xã hội ở Đức. Đồng thời nêu lên một số gợi mở cho việc đổi mới chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

2 Huy động nguồn lực tài chính triển khai hiệu quả chính sách an sinh xã hội / Phạm Thị Bảo Hà, Bùi Tôn Hiến // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 24 - 27 .- 332

Chính sách an sinh xã hội là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, chăm lo cho con người, vì hạnh phúc con người, là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm qua, chính sách an sinh xã hội đã góp phần phát triển đất nước, ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn tiếp theo, cần huy động đủ nguồn lực để tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3 Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm an sinh xã hội / Bùi Sỹ Lợi // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 77 - 80 .- 332

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Bộ Chính trị về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đến nay, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng đã đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong thực tiễn quá trình triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách theo hướng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội tiến tới bao phủ toàn bộ lực lượng lao động xã hội, bảo đảm an sinh xã hội toàn dân.

4 Cơ sở kinh tế học của chính sách an sinh xã hội hướng tới tự ổn định hóa kinh tế vĩ mô / Lê Văn Chiến // .- 2023 .- Số 644 - Tháng 10 .- Tr. 37 - 39 .- 658

Bài viết này luận giải một số nguyên lý kinh tế học cơ bản cho đề xuất chính sách hỗ trợ người dân khi thu nhập của họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, qua đó giúp nền kinh tế tự ổn định.

5 Tăng cường an sinh xã hội với tín dụng chính sách : cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam / Lê Thanh Tâm, Lê Đức Hoàng // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 48 - 56 .- 332

Bài viết tổng hợp cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng về tín dụng chính sách cho an sinh xã hội (ASXH) tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp với các bên có liên quan, đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội, nhằm tăng cường hơn nữa ASXH bền vững.

6 Một số vấn đề trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) liên quan đến người lao động và lao động nữ / Singha Ngiamchaleun // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 99- 108 .- 340

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến nhân dân để Quốc hội khoá XV cho ý kiến tại kì họp thứ 6 (tháng 10/2023). Bên cạnh việc kế thừa những quy định trước đây thì Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng bổ sung quy định mới với nhiều mong muốn khắc phục các bất cập trước đây và đáp ứng những thay đổi trong điều kiện mới. Người lao động nói chung và lao động nữ là đối tượng chịu nhiều tác động của Luật Bảo hiểm xã hội bởi những đặc thù về giới, tâm sinh lí. Bài viết đưa ra một số ý kiến bình luận, phân tích về một số nội dung trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như: Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội một lần, chi phí quản lí bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, chế độ thai sản, chế độ hưu trí nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với đối tượng lao động nữ.

7 Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương góp phần quan trọng thực hiện tín dụng chính sách xã hội / Phạm Thị Túy // .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 34-38 .- 332

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cũng góp phần quan trọng để thực hiện tốt chính sách nhân văn này. Vậy, đóng góp của nguồn vốn ủy thác trên những phương diện nào và giải pháp nào thúc đẩy những đóng góp thiết thực của nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để thực hiện tín dụng chính sách xã hội là vấn đề cần quan tâm.

8 Phát huy vai trò của chế độ hưu trí trong đảm bảo an sinh xã hội / Phạm Thị Thúy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 147-148 .- 332

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người lao động đảm bảo cuộc sống khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và có thêm thẻ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, mức hưởng lương hưu không phải mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo Chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, để bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu. Do đó, người hưởng lương hưu luôn được bảo toàn giá trị, không bị rủi ro khi đồng tiền mất giá, điều này giúp trang trải những chi phí đảm bảo cuộc sống.

9 Xây dựng hệ thống an sinh xã hội phát triển toàn diện, bền vững ở Việt Nam / Lê Hà, Minh Anh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 209-210 .- 330

An sinh xã hội là một hệ thống các chính sách, giải pháp công cộng của Nhà nước nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội ứng phó trước các rủi ro như: ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng đó, trong những năm qua, việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đã được quan tâm, hoàn thiện, đáp ứng cơ bản quyền an sinh của người dân. Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác này đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục để xây dựng hệ thống an sinh xã hội phát triển toàn diện, bền vững.

10 Chính sách xã hội trong Đại dịch Covid-19 ở một số nước và hàm ý cho Việt Nam / Đỗ Lâm Hoàng Trang // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 110-113 .- 361.1

Thời gian qua để hạn chế những tác động tiêu cực của Đại dịch Covid-19, ngoài các chính sách về y tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều triển khai chính sách xã hội, tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các chính sách này là không giống nhau. Bài viết đề cập đến sự phản ứng chính sách xã hội tại một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có thể đối phó với những cuộc khủng hoảng của dịch bệnh trong tương lai.