CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: An sinh Xã hội
11 Pháp luật an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản - Một số kiến nghị / Trần Thị Lệ Hằng // .- 2022 .- Số 8 .- Tr.37-41 .- 344.03
Già hóa dân số đang là xu thế tất yếu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với tốc độ ngày càng nhanh, và tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản. Trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản là một trong những quốc gia điển hình có hệ thống pháp luật an sinh xã hội đối với người cao tuổi khá thành công. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách pháp luật an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản có thể là những gợi ý hữu ích đối với thực hiện an sinh xã hội và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này tác giả phân tích quy định pháp luật an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản đã có kinh nghiệm đối mặt với thực trạng già hoá dân số, từ đó đưa ra các kiến nghị đối với pháp luật an sinh xã hội (ASXH) cho người cao tuổi ở Việt Nam.
12 Phát huy vai trò trụ cột chính sách bảo hiểm y tế trong đảm bảo an sinh xã hội / Nguyễn Thị Huệ // .- 2022 .- Số 781 .- Tr. 99-100 .- 330
Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trong những năm qua việc triển khai chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Quá trình triển khai chính sách bảo hiểm y tế để tăng độ bao phủ của loại hình bảo hiểm này gặp phải một số khó khăn thách thức cần giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
13 Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam trong tình hình mới / Phạm Thị Việt Liễu // Tài chính .- 2022 .- Số 781 .- Tr. 103-104 .- 330
Khi Đại dịch Covid bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ dẫn đến doanh nghiệp phá sản, hoặc ngừng sản xuất, lao động nghỉ việc, trước bối cảnh đó việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ngày càng trở lên cấp thiết. Bài viết đánh giá kết quả an sinh xã hội, những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp tiếp tục phát triển an sinh xã hội trong tình hình mới.
14 Một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay / Trần Thị Phương Thảo // .- 2022 .- Số 02(51) .- Tr. 40-45 .- 362
Bài viết trình bày một số thách thức đặt ra đối với hệ thống an sinh xã hội như dịch bệnh Covid-19, tình trạng già hóa dân số, rủi ro thiên tai. Trên cơ sở bài viết đưa ra một số khuyến nghị như cần phát triển kinh tế ổn định, tăng cường chính sách tín dụng ưu đãi tăng cường hiệu quả nguồn lực tài chính ứng phó rủi ro thiên tai.
15 Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến an sinh xã hội tại tỉnh Thái Nguyên / Hoàng Ngọc Khắc, Bùi Thị Thu Trang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 41-45 .- 363
Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học và phân tích tương quan để đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến an sinh xã hội tại khu vực khai thác đá vôi và sản xuất xi măng thuộc 2 huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát người dân sinh sống tại khu vực cho thấy, môi trường không khí, nước, đất tại nhiều khu vực xung quanh hai nhà máy bị ô nhiễm cao hơn các khu vực khác; vấn đề an sinh xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, thu nhập của người dân hầu hết ở mức thấp, việc quan tâm, đầu tư cho các vấn đề an sinh xã hội ở khu vực gần nhà máy và các nguồn gây ô nhiễm cũng thấp hơn ở các khu vực khác. Kết quả phân tích tương quan hồi quy cho thấy, ô nhiễm không khí có ảnh hưởng lớn sức khỏe của người dân và an sinh xã hội.
16 Vai trò của các ngành thâm dụng lao động trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030: vận hành 3 trụ cột Kinh tế - An sinh – Môi trường / Lê Tiến Trường // .- 2022 .- Số 12+01 .- Tr. 38-41 .- 330
Trong định hướng phát triển kinh tế 2021-2025 tập trung chủ yếu vào: đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế và nhấn mạnh một số nội dung mới của mô hình.
17 Hưởng bảo hiểm xã hội một lần và những thách thức đối với hệ thống an sinh xã hội Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 27-30 .- 368
Bên cạnh thành tựu đạt được trong phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, gia tăng độ bao phủ của chính sách bảo hiểm xã hội, thì xu hướng lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần xem xét, đánh giá, tổng kết để sớm có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
18 Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Bùi Sỹ Lợi // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 6-9 .- 368
Trong những năm qua, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Bài viết đánh giá thành tựu nổi bật của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.
19 Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân / Hoàng Bích Hồng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 10-13 .- 368
Bảo hiểm xã hội là trụ cột của chính sách an sinh xã hội Việt Nam. Với nguồn quỹ độc lập do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp, hàng năm Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chi trả cho hàng triệu lượt người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản; hàng triệu lượt người hưởng lương hưu và các chế độ hàng tháng khác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội đất nước. Phát huy vai tròquan trọng đó, thời gian tới, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân với nhiều giải pháp trọng tâm.
20 Nhà nước với việc xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 : thực trạng và vấn đề / Vương Phương Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 292 .- Tr. 12-18 .- 340
Trên cơ sở khái quát thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội theo các chức năng cơ bản của nó là phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro trong những năm 2011-2020, bài viết chỉ ra những kết quả và tác động của việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật đến việc thực hiện các mục tiêu theo chức năng của hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, bài viết nhấn mạnh những vấn đề đang đặt ra nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay như: cần khắc phục sự chậm trễ trong ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành chính sách pháp luật về an sinh xã hội; khắc phục sự trùng chéo hoặc chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của một số văn bản chính sách; tăng cường tính bền vững của chính sách bảo hiểm xã hội; đảm bảo các nguồn lực thực hiện các mục tiêu chính sách, cũng như khắc phục những hạn chế trong tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở nước ta.