CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: An sinh Xã hội

  • Duyệt theo:
21 Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân ở Việt Nam : những thách thức về mục tiêu và điều kiện thực hiện / Mai Ngọc Cường // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 40-47 .- Tr. 40-47 .- 330

Bài viết chỉ ra những thách thức về các mục tiêu và điều kiện mà Việt Nam cần phải vượt qua để phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân. Đó là, tăng tỷ lệ bao phủ, nhất là tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và tỷ lệ đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng thể bảo hiểm y tế và tăng mức thụ hưởng của trợ giúp xã hội; tăng thu nhập của người lao động, thông qua các chương trình việc làm có chất lượng cao và giảm nghèo bền vững; có chính sách thích ứng sự biến đổi của dân số, đặc biệt là tình trạng già hoá; chủ động xử lý những hậu quả của khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh ngày càng thường xuyên và phức tạp; tổ chức quản lý an sinh xã hội thích ứng hơn với từng đối tượng tham gia; và đảm bảo nguồn tài chính cao hơn cho an sinh xã hội, trước hết là từ ngân sách nhà nước.

22 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống an sinh xã hội và bài học cho Việt Nam / Trần Văn Kiên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.129 - 134. .- 368

An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Từ ý nghĩa này, để duy trì ổn định kinh tế - xã hội, nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và không ngừng cải cách hệ thống an sinh xã hội nhằm gia tăng quyền tiếp cận an sinh xã hội của người dân. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững trong tương lai.

23 Vai trò của nhà nước đối với an sinh xã hội ở Singapore và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Nhung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 756 .- Tr. 67 - 69 .- 657

Bài viết đánh giá vai trò của nhà nước Singapore đối với an sinh xã hội, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong xây dựng các chính sách an sinh xã hội.

24 Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực phi chính thức tại Việt Nam / Nguyễn Thị Quỳnh Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.84 - 86 .- 332.024

Bài viết nghiên cứu chính sách, cũng như kết quả mở rộng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động khu vực phi chính thức, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động khu vực phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian tới.

25 Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Võ Nhai đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương / Chu Thị Thức, Hà Thị Thanh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 133-134 .- 332.12

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách trong cả nước có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

27 Phật giáo thời Lý với đảm bảo an sinh xã hội / Trần Đức Cường, Nguyễn Thị Thơm // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 7-13 .- 294.3

Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của Phật giáo trở thành Quốc giáo ở thời Lý. Phân tích vai trò của Phật giáo với đảm bảo an sinh xã hội cho sự phát triển bền vững của nhà nước Đại Việt

28 Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chính sách ăn sinh xã hội / Trần Văn Thành // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 30-39 .- 294.3

Nêu lên quan điểm của Việt Nam về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

29 An ninh việc làm trong các khu công nghiệp ở Việt Nam / Bùi Việt Cường, Trần Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Thanh Hương // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 502 .- Tr. 40-51 .- 330

Đánh giá hiện trạng an ninh việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh việc làm tại các khu công nghiệp Việt Nam bằng phương pháp đánh giá chủ quan của người lao động (thang Likert 5 điểm) để đo lường an ninh việc làm ở cấp độ cá nhân, với tổng số 1625 người trả lời tại 10 khu công nghiệp trên phạm vi 8 tỉnh/thành ở VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động lớn nhất tới an ninh việc làm (chiếm 50%), tiếp theo là nhóm nhân tố liên quan tới nỗ lực của người lao động và sự trợ giúp từ người thân của họ (27%). Nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn thứ 3 là ác chính sách của Nhà nước, với 12,5% và nhóm cuối cùng là vai trò của các tổ chức công đoàn (9,5%).

30 Chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam / Trang Thị Tuyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 549 .- Tr. 28-31 .- 330

Tập trung phân tích về thực trạng chính sách an sinh xã hội trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra một số hạng chế còn tồn tại trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế để nâng cao hiệu quả, đảm bảo chính sách an sinh xã hội thực hiện là một công cụ hữu hiệu, một đặc trưng quang trọng trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam.