CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương hiệu--Chiến lược phát triển

  • Duyệt theo:
1 Phát triển "Thương hiệu Việt Nam" qua các hoạt động ngoại giao công chúng trong giai đoạn Covid-19 đến nay / Trương Thị Lê Hồng // .- 2023 .- Volume 8 (N2) - Tháng 12 .- Tr. 61-68 .- 327

Trong bài viết này, tác giả sẽ nghiên cứu về các hoạt động ngoại giao công chúng nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu Việt Nam từ năm 2020 đến nay.

2 Xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua văn hóa đại chúng : nghiên cứu trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc / Nguyễn Thị Thanh Hoa // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 8(117) .- Tr. 62-69 .- 327

Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp lịch sử để làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa địa chúng với sự phát triển bền vững của Hàn Quốc và Nhật Bản, nhận thấy hai chiến dịch điển hình "Nhật Bản thú vị" (Cool Japan) của Nhật Bản và "Làn sóng Hàn Quốc" (Koren wave) của Hàn Quốc trong ngoại giao văn hóa đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc kết nối quảng bá quyền lực mềm và đem lại những lợi ích kinh tế đột phá cho hai quốc gia này. Từ đó bài viết đề xuất gợi ý để phát huy tiềm năng về văn hóa đại chúng cho Việt Nam.

3 Định hướng tiếp cận xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao / Đặng Đức Chiến, Nguyễn Mai Hương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 21-24 .- 650

Trình bày định hướng tiếp cận xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao. Sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới đang là “làn sóng cà phê thứ ba” – tập trung vào sản phẩm cà phê chất lượng cao (CPCLC). Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tích ấn tượng về sản lượng xuất khẩu cà phê (đứng thứ hai thế giới) về xuất khẩu cà phê nói chung, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta) nhưng giá trị chỉ chiếm 2% và giá cà phê xuất khẩu chỉ đứng thứ 10 thế giới. Để phải nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững ngành nghề cà phê đòi hỏi phải hình thành được các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm chất lượng cao; đồng thời, phải xây dựng và phát triển thương hiệu CPCLC không những ở thị trường trong nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu ngành hàng cà phê trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.

4 Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long – Hà Nội trong phát triển thương hiệu “Thành phố Sáng Tạo” / Bùi Văn Tuấn, Trần Thị Hiên // .- 2021 .- Số 3 (270 .- Tr. 59-68 .- 306.09 597

Bài viết vận dụng cách tiếp cận liên ngành và phương pháp phân tích tài liệu , kế thừa nghiên cứu từ các công trình đi trước đã chỉ ra Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nếu phát huy tốt các nguồn lực nội sinh, Hà Nội sẽ hướng tới trở thành Kinh đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và trở thành một trong những điểm sáng văn hóa của khu vực và Thế Giới.

5 Tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng: Nghiên cứu trường hợp điển hình về thương hiệu làng nghề gốm truyền thống tại các tỉnh phía Bắc, Việt Nam / Vũ Thị Thu Hà // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 43-45 .- 658.827

Nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ của các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu lên tài sản thương hiệu tổng thể, với trường hợp cụ thể là thương hiệu làng nghề gốm truyền thống tại các tỉnh phía Bắc, Việt Nam

6 Mối quan hệ giữa trải nghiệm, sự cam kết và gắn kết thương hiệu: vai trò trung gian và điều tiết của tham gia thương hiệu / Nguyễn Hữu Khôi, Lê Nhật Hạnh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 277 .- Tr. 63-72 .- 658

Nghiên cứu này đóng góp vào kiến thức chung về các nhấn tố ảnh hưởng đến sự gắn kết thương hiệu thông qua việc xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến sự gắn kết thương hiệu trong bối cảnh dịch vụ khách sạn lưu trú. Trong đó, mối quan hệ giữa trải nghiệm, cam kết và gắn kết được thảo luận và khám phá. Bên cạnh đó, sự tham gia thương hiệu với vai trò là biến trung gian và điều tiết cũng được kiểm định trong nghiên cứu này. Dựa trên một mẫu 250 du khách quốc tế, phương pháp bình phương bé nhất riêng phần (PLS) được sử dụng để kiểm định độ tin cậy, độ giá trị thang đo cũng như giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy các giả thuyết đều được ủng hộ bởi dữ liệu. Do đó, nghiên cứu có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.

7 Truyền thông thương hiệu cho các doanh nghiệp F&B trong thời đại công nghệ 4.0 / Đào Thị Dịu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 22-24 .- 658

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mạng đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự bùng nổ của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi cách thức quản trị tại các doanh nghiệp F&B. Tận dụng công nghệ để tiếp cận và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và công chúng là bài toán doanh nghiệp F&B quan tâm hàng đầu.

8 Một số lý thuyết về giá trị thương hiệu doanh nghiệp / Lê Thị Duyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 10-12 .- 658

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là cần phải tìm ra được những nhân tố cấu thành nên giá trị thương hiệu các doanh nghiệp, góp phần tạo nên ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu dùng và từ đó, làm cơ sở để các doanh nghiệp có chiến lược xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị thương hiệu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của mình trên thị trường.

9 Nghiên cứu sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống Bình Định / Đặng Hồng Vương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 31-33 .- 658

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đo lường sự tác động của các yếu tố đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống Bình Định. Nghiên cứu được thu thập và xử lý bộ số liệu từ hơn 350 người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Định có thường xuyên sử dụng sản phẩm bánh kẹo truyền thống ít nhất 3 lần / tháng. Mô hình cấu trúc SEM được thiết lập với kết quả tin cậy cho thấy sự hài lòng của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng và có tác động cao nhất, tiếp theo là hình ảnh thương hiệu và tác động thương hiệu cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng.

10 Vai trò của văn phòng trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp / Đặng Văn Phong // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 213-218 .- 658

Hiện nay, trên thị trường, mỗi loại hình sản phẩm có rất nhiều mặt hàng và mẫu mã khác nhau, các sản phẩm này cũng đến từ nhiều nhà cung cấp. Chính vì vậy, căn cứ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn lựa chọn được những mặt hàng tin cậy, chất lượng đó chính là nhờ thương hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp (DN) sản xuất, thương hiệu của DN phân phối. Tuy nhiên, để xây dựng được thương hiệu của DN, DN cần có sự góp sức của cả bộ máy vận hành theo một chiến lược thương hiệu thống nhất. Trong đó, văn phòng của DN có một vai trò quan trọng trong quá trình này. Bài viết phân tích vai trò của văn phòng trong quá trình xây dựng thương hiệu của DN.