Định hướng tiếp cận xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao
Tác giả: Đặng Đức Chiến, Nguyễn Mai HươngTóm tắt:
Trình bày định hướng tiếp cận xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao. Sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới đang là “làn sóng cà phê thứ ba” – tập trung vào sản phẩm cà phê chất lượng cao (CPCLC). Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tích ấn tượng về sản lượng xuất khẩu cà phê (đứng thứ hai thế giới) về xuất khẩu cà phê nói chung, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta) nhưng giá trị chỉ chiếm 2% và giá cà phê xuất khẩu chỉ đứng thứ 10 thế giới. Để phải nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững ngành nghề cà phê đòi hỏi phải hình thành được các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm chất lượng cao; đồng thời, phải xây dựng và phát triển thương hiệu CPCLC không những ở thị trường trong nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu ngành hàng cà phê trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
- Phát triển "Thương hiệu Việt Nam" qua các hoạt động ngoại giao công chúng trong giai đoạn Covid-19 đến nay
- Xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua văn hóa đại chúng : nghiên cứu trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc
- Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long – Hà Nội trong phát triển thương hiệu “Thành phố Sáng Tạo”
- Tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng: Nghiên cứu trường hợp điển hình về thương hiệu làng nghề gốm truyền thống tại các tỉnh phía Bắc, Việt Nam
- Mối quan hệ giữa trải nghiệm, sự cam kết và gắn kết thương hiệu: vai trò trung gian và điều tiết của tham gia thương hiệu