CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Móng--Cọc
1 Thiết lập mô hình vật lý xác định sự phân bố tải trọng dọc trục của cọc trong hệ móng bè cọc / Võ Văn Đấu, Võ Phán, Trần Văn Tuẩn // Xây dựng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 119-123 .- 624
Tập trung xác định sự phân bổ tải trọng dọc trục của cọc trong hệ móng bè cọc dựa trên số lượng cọc, khoảng cách cọc và kích thước bè thay đổi trong móng bè cọc bằng thí nghiệm trên mô hình tỉ lệ nhỏ
2 Phân tích sự làm việc của móng bè cọc theo mô hình hệ số nền / Võ Văn Đấu, Trần Văn Tỷ, Đỗ Anh Hào, Lâm Tấn Phát // Xây dựng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 130-134 .- 624
Nghiên cứu mô hình hệ số nền Winkler được áp dụng để phân tích sự làm việc của bè và cọc trong móng bè cọc làm việc đồng thời dưới tác động của tải trọng của công trình Cống thứ Sáu tại tỉnh Kiên Giang.
3 Nghiên cứu quan hệ tải trọng và chuyển vị của cọc trong hệ móng bè cọc bằng mô hình tỉ lệ nhỏ / Võ Văn Đấu, Võ Phán, Trần Văn Tuẩn, Trương Trung Hiếu // Xây dựng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 140-144 .- 624
Tìm hiểu tổng quan về mối quan hệ giữa độ lún và tải trọng nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất những ứng dụng của kết quả thí nghiệm, xác định những chỉ tiêu cơ lý của đất và thí nghiệm, xác định sức chịu tải và độ lún của cọc, nhóm cọc trong hệ móng bè cọc bằng mô hình vật lý thí nghiệm.
4 Tối ưu hóa hệ móng bè cọc của cống kênh thủy lợi / Lê Bá Vinh, Đoàn Bá Tần Duy, Nguyễn Nhứt Nhứt // .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 81-88 .- 624
Tính toán nhanh và bố trí cọc đơn giản sẽ không phản ánh đúng mô hình làm việc của hệ móng ngoài thực tế. Kết quả phân tích giúp ta hiểu rõ sự làm việc thực tế của móng bè cọc và có phương án bố trí cọc làm việc tối ưu hiệu quả hơn về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo công trình.
5 Giới thiệu hiện tượng ma sát âm đối với móng cọc / Nguyễn Viết Hùng, Phạm Thành Hiệp, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Kế Tường // Xây dựng .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 65-67 .- 624
Nêu những hiện tượng ma sát âm xảy ra ở một số công trình để cảnh báo cho những khu vực xây dựng móng cọc cho công trình.
6 Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp đá - nhựa chặt sử dụng làm móng của kết cấu áo đường mềm / Trần Danh Hợi, Bùi Xuân Cậy // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 41-45 .- 624
Hỗn hợp đá - nhựa chặt (DBM) được ứng dụng làm móng đường ô tô ở nhiều nước trên thế giới. Lớp móng này có một số ưu điểm so với lớp móng cấp phối đá dăm không gia cố là có thể giảm được chiều dày thiết kế của kết cấu áo đường (KCAĐ) và so với lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng thì không xảy ra hiện tượng nứt phản ánh. Bài báo giới thiệu các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các chỉ tiêu cớ lý của một số loại DBM sử dụng nhựa đường thông thường 60/70 và nhựa đường có độ kim lún thấp (35/50 và 20/30). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được ưu điểm của hỗn hợp này được thể hiện thông qua chỉ tiêu độ ổn định Marshall, mô đun đàn hồi tĩnh và khả năng chịu lún, đặc biệt đối với hỗn hợp sử dụng nhựa đường có độ kim lún thấp. Mặc dù cường độ kéo uốn của các DBM sử dụng loại nhựa đường cứng (20/30 và 35/50) có xu hướng thấp hơn nhưng không đáng kể so với khi sử dụng loại nhựa đường thông thường 60/70. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng hiệu quả DBM trong KCAĐ mềm cấp cao ở Việt Nam.
7 Phân tích ứng xử chia tải của móng bè cọc / Lê Bá Vinh, Nguyễn Văn Nhân // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 8-12 .- 624
Khảo sát sự ảnh hưởng của độ lún, độ sâu đặt bè, số lượng cọc, kích thước cọc và khoảng cách giữa các cọc đến sự phân chia tải cho bè và các cọc, và sự suy giảm độ cứng của bè và nhóm cọc khi chúng làm việc trong hệ bè – cọc.
8 Phân tích các tham số ảnh hưởng của kết cấu bên trên đến chiều dày bè trong móng bè – cọc / Cao Văn Hóa // .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 34 – 37 .- 690
Phân tích ảnh hưởng của các tham số kết cấu bên trên, bao gồm: số lượng tầng, độ cứng, bước cột đến việc thiết kế chiều dày bè. Từ đó, xác định yếu tố nào là quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thiết kế chiều dày bè trong móng bè – cọc.
9 Tính toán ảnh hưởng của sự thay đổi số lượng cọc đến sự phân bố nội lực của bè trong móng bè cọc bằng phương pháp phần tử hữu hạn / Võ Văn Đấu, Võ Phán, Trần Văn Tuẩn, Lê Minh Tâm // Xây dựng .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 71 – 75 .- 690
Nhấn mạnh việc xác định nội lực của bè trong móng bề cọc trong điều kiện bình thường. Đất ở một số khu vực Cần Thơ – Việt Nam được xem xét cho nghiên cứu này. Phương pháp Poulos và phương pháp phần tử hữu hạn đều được sử dụng trong quá trình phân tích.
10 Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 10304-2014 trong thiết kế nền móng công trình ở Hà Nội / Trần Thượng Bình // Xây dựng .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 200 – 202 .- 690
Phân tích những bất cập trong công tác khảo sát địa kỹ thuật phục vụ tính toán chịu tải của cọc theo TCVN 10304-2014, khi thiết kế móng của các công trình xây dựng trên lãnh thổ có điều kiện địa chất đặc thù như Hà Nội, qua đó bàn luận về điều kiện áp dụng tiêu chuẩn này trong thiết kế nền móng để đạt hiệu quả.