Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp đá - nhựa chặt sử dụng làm móng của kết cấu áo đường mềm
Tác giả: Trần Danh Hợi, Bùi Xuân CậyTóm tắt:
Hỗn hợp đá - nhựa chặt (DBM) được ứng dụng làm móng đường ô tô ở nhiều nước trên thế giới. Lớp móng này có một số ưu điểm so với lớp móng cấp phối đá dăm không gia cố là có thể giảm được chiều dày thiết kế của kết cấu áo đường (KCAĐ) và so với lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng thì không xảy ra hiện tượng nứt phản ánh. Bài báo giới thiệu các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các chỉ tiêu cớ lý của một số loại DBM sử dụng nhựa đường thông thường 60/70 và nhựa đường có độ kim lún thấp (35/50 và 20/30). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được ưu điểm của hỗn hợp này được thể hiện thông qua chỉ tiêu độ ổn định Marshall, mô đun đàn hồi tĩnh và khả năng chịu lún, đặc biệt đối với hỗn hợp sử dụng nhựa đường có độ kim lún thấp. Mặc dù cường độ kéo uốn của các DBM sử dụng loại nhựa đường cứng (20/30 và 35/50) có xu hướng thấp hơn nhưng không đáng kể so với khi sử dụng loại nhựa đường thông thường 60/70. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng hiệu quả DBM trong KCAĐ mềm cấp cao ở Việt Nam.
- Thiết lập mô hình vật lý xác định sự phân bố tải trọng dọc trục của cọc trong hệ móng bè cọc
- Phân tích sự làm việc của móng bè cọc theo mô hình hệ số nền
- Nghiên cứu quan hệ tải trọng và chuyển vị của cọc trong hệ móng bè cọc bằng mô hình tỉ lệ nhỏ
- Tối ưu hóa hệ móng bè cọc của cống kênh thủy lợi
- Giới thiệu hiện tượng ma sát âm đối với móng cọc