CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Móng--Cọc

  • Duyệt theo:
21 Phân tích chiều dày của bè trong móng bè – cọc trên cơ sở mở rộng nghiên cứu của Poulos / Cao Văn Hóa, Châu Ngọc Ẩn // Xây dựng .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 60-64 .- 624

Thiết lập sự tương quan giữa chiều dày bè và tải trọng tác dụng tại chân cột theo các tiêu chí mô men uốn lớn nhất, lực cắt lớn nhất, chuyển vị cục bộ lớn nhất và áp lực tiếp xúc lớn nhất. Từ đó, giúp cho người thiết kế có thể chỉ dựa vào lực tác dụng tại chân cột (tương ứng với số lượng tầng) và các chỉ tiêu chịu lực của nền, hệ cọc, hàm lượng cốt thép… có thể chọn được sơ bộ chiều dày bè phục vụ cho công tác thiết kế chi tiết.

22 Tính toán sự phân bố tải trọng của cọc trong móng bè cọc bằng phương pháp pdr và phương pháp phần tử hữu hạn ở điều kiện đất hai lớp / NCS. Võ Văn Đấu, TS. Trần Văn Tuẩn // Xây dựng .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 74-79 .- 624

Tính toán sự phân bố tải trọng của cọc trong móng bè cọc bằng phương pháp Poulos – Davis – Randolph (PDR) và phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), phân tích so sánh các phương pháp tính toán tỉ lệ phần trăm giữa sức chịu tải dưới mũi cọc với tổng tải tác dụng lên cọc.

23 Nghiên cứu một số vấn đề về hiệu ứng nhóm trong móng cọc công trình cầu / TS. Phạm Văn Thoan // Cầu đường Việt Nam .- 2015 .- Số 4/2015 .- Tr. 25-31 .- 624

Trình bày cơ sở lý thuyết mối quan hệ tương tác giữa cọc và nền, các phương pháp phân tích tĩnh hiệu ứng nhóm trong móng cọc. Đồng thời, tác giả đã khảo sát ảnh hưởng của hệ số hiệu ứng nhóm đối với các đại lượng như khoảng cách giữa các cọc, đường kính cọc, số lượng cọc trong móng cho nền đất sét và cát trên cơ sở phương pháp thực nghiệm. Từ đó, bài báo đã đưa ra một số nhận xét và kết luận quan trọng.

24 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của móng cọc đài bè / TS. Lê Bá Vinh, KS. Trầm Đinh Mạnh Hoàng // Xây dựng .- 2014 .- Số 09/2014 .- Tr. 98-102 .- 624

Bằng phần mềm PLAXIS 3-D Foundation phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc ứng xử của móng cọc đài bè như: đất nền dưới đáy đài bè, bè dày bè, chiều dài cọc, khoảng cách giữa các cọc trong móng. Khảo sát các phương pháp mô phỏng cọc khi tính toán đài móng bè bằng phần mềm SAFE. Qua đó, đề xuất việc lựa chọn một cách hợp lý các kích thước của đài và các cọc, cũng như các mô phỏng, tính toán hợp lý đài cọc bằng phần mềm SAFE.

25 Đánh giá một số phương pháp lún của nhóm cọc đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay / ThS. Dương Thúy Diệp, PGS. TS. Phạm Quang Hưng // Xây dựng .- 2014 .- Số 08/2014 .- .- 624

Dùng số liệu quan trắc được để kiểm chứng lý thuyết tính toán của ba phương pháp tính lún được sử dụng tương đối rộng rãi ở Việt Nam là: phương pháp thực nghiệm (Vesic, 1997); phương pháp móng quy ước; phương pháp mặt trung hòa có xét đến ma sát âm của Fellenius (1991) cho một số loại đài cọc có số lượng cọc khác nhau.

26 Nghiên cứu sự làm việc của nhóm cọc khi chịu tải trọng ngang / ThS. Đặng Hồng Lam, TS. Nguyễn Đức Mạnh // Tạp chí Cầu đường Việt Nam, Số 8/ 2009 .- 2009 .- tr. 17 - 21 .- 690.116

Tình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của nhóm cọc: Khoảng cách các cọc, tính chất đất xung quanh cọc, độ cứng của cọc và độ cứng của bệ móng, vị trí cọc trong bệ móng khi chịu trọng tải ngang và đưa ra một số kết quả nghiên cứu từ thực tế.