CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch--Quốc tế
1 Bối cảnh " Bình thường mới" và sự hồi phục ngành du lịch Việt Nam / Hoàng Thị Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr. 109-111 .- 910
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngành Du lịch đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, thậm chí được coi là ngành kinh tế xương sống. Tại Việt Nam, ngành Du lịch được xác định là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế hỗ trợ, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, việc khôi phục phát triển ngành Du lịch trong thời gian tới là mục tiêu chiến lược của Việt Nam. Sau gần hai năm suy giảm nghiêm trọng dưới tác động của đại dịch COVID-19, đến nay, các chính sách du lịch mới đã và đang có hiệu quả tích cực, ngành Du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, tạo tiền đề bứt phá trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023.
2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Nhật Bản, Hàn Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lý Hoàng Phú // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 6(256) .- Tr. 59-67 .- 910
Trên cơ sở phân tích một số kinh nghiệm điển hình về phát triển du lịch ẩm thực tại Nhật Bản và Hàn Quốc, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
3 Du lịch toàn cầu có xu hướng khởi sắc trong quý III/2021 / Lê Hải // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 52, 57 .- 910
Sau nửa đầu năm 2021 gần như tê liệt, hoạt động du lịch quốc tế đã có xu hướng phục hồi trở lại trong mùa hè, góp phần mang lại những tín hiệu khởi sắc trong quý 3 của năm. Đặc biệt là khu vực Châu Âu.
4 Hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thu Trang // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 12(109) .- Tr. 40-49 .- 910
Phân tích và làm rõ việc quảng bá hình ảnh cũng như thế mạnh về du lịch giữa hai nước, đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực nhằm xúc tiến hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ.
5 Quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước đại dịch Covid-19 / Trần Thị Thủy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 21-34 .- 910
Tập trung phân tích thực trạng về mặt chính sách, số lượng khách du lịch cũng như các đặc điểm trong quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước khi dịch covid-19 bùng phát.
6 Thực trạng phát triển du lịch Quốc tế của Myanmar trong những năm gần đây / Nguyễn Xuân Tùng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 6(255) .- Tr. 40-46 .- 910
Đề cập một số chính sách phát triển du lịch của Myanmar, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của quốc gia này trong thời gian gần đây và chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên con đường phát triển.
7 Thu hút khách du lịch quốc tế (inbound) tới Việt Nam hậu đại dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Kim Chi, Lê Xuân Hoàn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 571 .- Tr. 25-27 .- 910
Bài viết phân tích tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2015 đến hết tháng 7 năm 2020, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế (inbound) tới Việt Nam hậu đại dịch Covid-19
8 Du khách quốc tế với di sản văn hóa Việt Nam / ThS. Đào Minh Ngọc // Du lịch .- 2016 .- Số 9 tháng 9 .- Tr. 38-39 .- 910
Trình bày kết quả nghiên cứu về sức hấp dẫn của di sản văn hóa ở Việt Nam qua đánh giá của 512 khách du lịch quốc tế từ 20 thị trường khác nhau. Từ kết quả khảo sát, bài viết đề xuất một số ý kiến đối với việc khai thác các giái tị di sản để phát triển du lịch.
9 Phát triển sản phẩm du lịch ở một số nước ASEAN trong điều kiện hội nhập kinh tế và du lịch khu vực / ThS. Nguyễn Đức Tân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 473 tháng 7 .- Tr. 22-24 .- 910
Trình bày du lịch ASEAN trong tiến trình hội nhập quốc tế; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch ở một số nước Đông Nam Á; Một số giải pháp góp phần tăng cường hội nhập của du lịch Việt Nam.