CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo tồn--Di sản Kiến trúc
1 Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư : nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO / Bùi Văn Mạnh // .- 2024 .- Số 251 .- Tr. 23-27 .- 720
Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của minh.
2 Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng / Nguyễn Hồng Thục, Nguyễn Xuân Anh // .- 2024 .- Số 251 .- Tr. 43-46 .- 720
Gợi ý một số phát lộ về tiềm năng phát triển các loại hình du lịch di sản, làm nền tảng để xây dựng thương hiệu và nội dung phát triển của Đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư.
3 Đánh giá các dạng hư hại và nghiên cứu giải pháp trùng tu di tích chùa Khmer tại tỉnh Trà Vinh / Trần Văn Khánh, Kỷ Minh Hưng // .- 2024 .- Số 250 .- Tr. 81-86 .- 720
Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân và đánh giá hiện trạng bất cập còn tồn tại trong công tác trùng tu, bảo tồn chùa Khmer chưa đem lại hiệu quả, góp phần làm rõ thực trạng các di tích chùa Khmer hiện nay và đề xuất các giải pháp trùng tu hiệu quả.
4 Lý luận về bản sắc kiến trúc và di sản kiến trúc ở Việt Nam / Vũ Hiệp // .- 2024 .- Số 345 - Tháng 2 .- Tr. 9-12 .- 720
Trình bày hai vấn đề quan trọng trong lý luận kiến trúc nước ta từ năm 1975 đến nay – đó là bản sắc kiến trúc và di sản kiến trúc.
5 Di sản nhà vườn truyền thống Huế trong bối cảnh hiện tại và giải pháp bảo tồn thích ứng / Nguyễn Ngọc Tùng // .- 2024 .- Số 345 - Tháng 2 .- Tr. 30-35 .- 720
Đặc điểm kiến trúc và thực trạng các nhà vườn truyền thống Huế; Giải pháp bảo tồn thích ứng nhà vườn truyền thống Huế.
6 Tiếp cận di sản kiến trúc và đô thị thông qua học tập trải nghiệm : trường hợp giảng dạy ngành kiến trúc tại trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh / Trần Công Danh, Lê Thị Hồng Na // .- 2024 .- Số 345 - Tháng 2 .- Tr. 76-81 .- 720
Trình bày một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp học tập trải nghiệm trong quá trình giảng dạy ngành kiến trúc tại trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thông qua trường hợp điển hình là môn học “Thực tập Di sản kiến trúc và đô thị”.
7 Ứng dụng công nghệ số hóa các công trình kiến trúc có giá trị cần được giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ tại TP. Hải Phòng / Tô Thị Hương Quỳnh // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 104-108 .- 720
Sử dụng phương phát phân tích, tổng hợp tài liệu kết hợp với khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý các CTKTGT tại thành phố Hải Phòng; kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc số hóa các di sản kiến trúc, bài báo đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ số hóa để quản lý các CTKTGT tại TP Hải Phòng
8 Những giá trị tiêu biểu của kiến trúc Vương cung Thánh đường Sở kiện – Hà Nam / Mạc Thị Anh Chi // .- 2023 .- Số 126 .- Tr. 66-69 .- 720
Bài viết chỉ ra những yếu tố khẳng định giá trị tiêu biểu của kiến trúc Vương cung Thánh đường Sở kiện, từ đó tiếp tục được bảo tồn, kế thừa và phát triển.
9 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị trong phát triển đô thị / Nguyễn Quốc Tuân // .- 2023 .- Số 246 .- Tr. 83-86 .- 720
Phân tích các vấn đề: di sản đô thị trong các luật hiện hành; bảo tồn di sản đô thị: mâu thuẫn đối kháng hay động lực phát triển đô thị; xây dựng khung đánh giá giá trị di sản đô thị chuẩn xác để có chiến lược bảo tồn đúng đắn hơn; bảo tồn di sản đô thị trong bối cảnh mới; phát huy giá trị di sản đô thị để di sản “sống mãi”.
10 Đặc điểm, tiềm năng và định hướng bảo tồn không gian Hồ Gươm trong sự phát triển tiếp nối / Khuất Tân Hưng, Đặng Hoàng Vũ // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 125-131 .- 720
Vận dụng phương pháp đánh giá tiềm năng bảo tồn để định lượng hóa các giá trị cụ thể của không gian Hồ Gươm và phụ cận, từ đó nhận diện những nguy cơ và đề xuất định hướng bảo tồn cho không gian này. Các giá trị được định lượng này cũng có tính “động” hơn bởi chúng sẽ thay đổi khi bối cảnh của khu vực nghiên cứu thay đổi.