CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo tồn--Di sản Kiến trúc
21 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế - di sản văn hóa thế giới : phần 5: báo cáo kết quả nghiên cứu phế tích nền móng kiến trúc Điện Cần Chánh / Lê Vĩnh An, Nakagawa Takeshi, Nguyễn Thế Sơn // Kiến trúc .- 2023 .- Số 4 (335) .- Tr. 80-86 .- 720
Vị trí của Điện Cần Chánh và những hoạt động bảo tồn trước đây; Phương pháp khảo sát và chú giải thuật ngữ; Kết quả phân tích nền móng kiến trúc Điện Cần Chánh; Tổng hợp quá trình biến đổi của Điện Cần Chánh và khu vực xung quanh.
22 Bảo tồn linh hoạt các công trình lịch sử có thể gây tranh cãi trong việc xác định giá trị và tính xác thực / Đỗ Hoàng Rong Ly // Kiến trúc .- 2023 .- Số 4 (335) .- Tr. 87-90 .- 720
Bảo tồn các công trình lịch sử không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của một dân tộc mà còn giúp ta giữ được bản sắc của công trình, nhận thức được giá trị và tính xác thực của chúng.
23 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế - di sản văn hóa thế giới : phần 4 : phương pháp luận nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh / Lê Vĩnh An, Takeshi Nakagawa, Nguyễn Thế Sơn // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 63-67 .- 720
Trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm trùng tu di sản kiến trúc và điều kiện về thiết bị công nghệ, đề xuất phương pháp luận nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh gồm 9 hướng tiếp cận nghiên cứu và 4 phương pháp phân tích theo nguyên tắc “Tứ định” (định lượng, định tính, định hình và định giá trị) làm nền tảng cho việc triển khai các hạng mục nghiên cứu theo định hướng bảo tồn của dự án tái thiết ngôi Điện này.
24 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế : phần 2: khung pháp lý về bảo tồn, trùng tu, tái thiết di sản văn hóa / Lê Vĩnh An, Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Thị Kim Nhung // Kiến trúc .- 2023 .- Số 12 (331) .- Tr. 71-76 .- 720
Đề cập đến các khái niệm cơ bản được chắt lọc từ các văn bản pháp lý quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa và luật Di sản văn hóa Việt Nam, nhằm diễn giải nội hàm khái niệm Bảo tồn, Trung tu và tái thiết di sản, góp phần định hướng thiết lập các dự án bảo tồn trong tương lai. Đề xuất khái niệm “mã lưu truyền” và khái niệm “DNA di sản” như là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm thiết lập công thức lưu truyền văn hóa thông qua di sản kiến trúc.
25 Nghiên cứu tái thiết điện Cần Chánh, Hoành Thành Huế : phần 1 : lịch sử quần thể di tích Cố đô Huế và hành trình di sản / Lê Vĩnh An, Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Thị Kim Nhung // Kiến trúc .- 2022 .- Số 10 (329) .- Tr. 86-89 .- 720
Đề xuất bổ khuyết khái niệm trung gian giữa bảo tồn, kế thừa, phát huy và phát triển giúp làm rõ lộ trình nhận biết giá trị di sản văn hóa như là cách cụ thể hóa bản đồ tư duy trong công tác bảo tồn, góp phần vào sự phát triển phồn vinh của đất nước Việt Nam.
26 Bảo tồn di sản trên quan điểm “Bảo tồn thích ứng” / Phạm Hùng Cường // Kiến trúc .- 2022 .- Số 9 (328) .- Tr. 13-17 .- 720
Làm rõ những nguyên tắc, những cơ sở, những mặt tích cực và hạn chế, khả năng phát triển lý luận này thông qua những ví dụ, thực tiễn về việc bảo tồn các giá trị di sản trong các làng xã truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Hồng và một số đô thị hiện nay để làm rõ thêm lý luận này.
27 Di sản kiến trúc dưới góc nhìn chiều thời gian / Lê Nguyễn Gia An, Phạm Phú Cường // Kiến trúc .- 2022 .- Số 9 (328) .- Tr. 18-21 .- 720
Thời gian đóng vai trò ảnh hưởng và dẫn dắt cách con người tạo nên kiến trúc. Trải nghiệm của con người trong không gian kiến trúc gợi nhắc cảm thức về thời gian. Các bài luận sau đây về ý nghĩa của thời gian trong các đối tượng di sản kiến trúc sẽ làm rõ những giá trị của kiến trúc dưới góc nhìn của chiều kích ẩn tàng này.
28 Thực trạng công tác quy hoạch di tích tại Việt Nam / Nguyễn Văn Tuyên // Kiến trúc .- 2022 .- Số 9 (328) .- Tr. 26-31 .- 720
Bài báo hướng tới hệ thống hóa khái niệm quy hoạch di tích, tiến trình thực hiện công tác quy hoạch, sự khác biệt quy hoạch di tích với các loại hình quy hoạch khác, những bất cập trong công tác lập và thẩm định quy hoạch, từ đó đưa ra một số kiến nghị để khắc phục.
29 Lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa kiến trúc Đình làng trong phát triển đô thị Đà Nẵng / Phan Bảo An, Đỗ Như Bảo // Kiến trúc .- 2022 .- Số 9 (328) .- Tr. 57-61 .- 720
Trình bày tổng quan về Đình làng Đà Nẵng, giá trị kiến trúc Đình làng Đà Nẵng và một số giải pháp về bảo tồn văn hóa Đình làng tại Đà Nẵng.
30 Hệ thống di sản và xu hướng khai thác giá trị di sản tại Việt Nam / Phan Thị Phương Thảo, Lê Tiểu Thanh, Hoàng Thanh Thủy // Kiến trúc .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 77-80 .- 720
Bài báo đem lại góc nhìn về các hoạt động khai thác di sản trên thế giới, tại Việt Nam và đưa ra hướng giải pháp khai thác di sản theo xu hướng thế giới.