CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo tồn--Di sản Kiến trúc
31 Bảo tồn biệt thự cũ sở hữu công có giá trị theo Luật Kiến trúc / Phạm Hoàng Phương // Xây dựng .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 44-47 .- 720
Trình bày hai vấn đề: Biệt thự cũ thuộc sở hữu công khu phố cũ Hà Nội, những công trình có giá trị đang bị mai một; Bảo tồn biệt thự cũ sở hữu công khu phố cũ Hà Nội theo khuôn khổ Luật Kiến trúc.
32 Bảo tồn nhà cổ vùng đất Nam Trung Bộ gắn với phát triển du lịch / Trần Thanh Thảo Uyên // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 44-45 .- 910
Những ngôi nhà cổ vùng đất Nam Bộ là sự kết tinh giữa trí tuệ và sức lao động của nhiều thế hệ tính triết lý thể hiện qua các hoàng phi, câu đối, bao lam, đại tự... làm cho từng ngôi nhà mang đặc trưng riêng và chứa chiều sâu văn hóa mỗi vùng miền. Để những dấu ấn văn hóa, lịch sử ở những ngôi nhà cổ Nam Bộ thực sự "sống", một trong những giải pháp là gắn với phát triển du lịch.
33 Phát triển không gian ven biển Phú Yên theo hướng bảo tồn hình thái tự nhiên hoang sơ và độc đáo / GS.TS.KTS. Doãn Minh Khôi, NCS. Nguyễn Hải Vân Hiền // Kiến trúc .- 2022 .- Số 4 (324) .- Tr. 43-47 .- 720
Sự độc đáo và hoang sơ của bờ biển Phú Yên dưới góc độ phân tích hình thái; Kinh nghiệm khai thác các không gian đô thị biển ở Việt Nam và thế giới – cái nhìn so sánh.
34 Kiến trúc Điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long / TS.KTS. Trần Việt Anh // Kiến trúc .- 2022 .- Số 2 (322) .- Tr. 74-76 .- 720
Nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và từng bước tái hiện không gian Điện Kính Thiên trên phối cảnh 3D, làm phong phú thêm giá trị của Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long trong tương lai.
35 Công nghệ LiDAR scanner trong công tác xây dựng dữ liệu số bảo tồn di sản kiến trúc / TS. Lê Thị Minh Phương, ThS. Nguyễn Thành Len // Kiến trúc .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 63-67 .- 720
Giới thiệu công nghệ LiDAR scanner, hỗ trợ công tác xây dựng dữ liệu số có độ chính xác cao, tiết kiệm chi phí và thời gian đặc biệt là dữ liệu đo đạc còn được dựng dưới dạng 3D.
36 Bảo tồn kiến trúc Đà Lạt dưới góc độ giáo dục di sản / ThS. KTS. Nguyên Thị Như Trang // Xây dựng .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 65-69 .- 720
Đưa ra cách tiếp cận về bảo tồn di sản đô thị thông qua giáo dục cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Từ đó, tác giả nhấn mạnh định hướng giáo dục di sản cho cộng đồng và khẳng định đây là một cách tiếp cận bền vững để phát triển bảo tồn di sản ở Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng.
37 Giá trị di sản kiến trúc nhà thờ Công giáo thời kỳ đầu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ / Trần Quốc Bảo // Kiến trúc .- 2021 .- Số 8 (316) .- Tr. 74-77 .- 720
Giới thiệu một số nhà thờ tiêu biểu và những đặc trưng cơ bản của di sản kiến trúc nhà thờ Công giáo thời kỳ đầu ở đồng bằng Bắc Bộ.
38 Bảo tồn giá trị văn hóa kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Tày tại huyện ATK Định Hóa (Thái Nguyên) / TS. Tạ Quốc Khánh // Kiến trúc .- 2021 .- Số 3(311) .- Tr. 86-90 .- 720
Giá trị văn hóa kiến trúc ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày ở Định Hóa; Thực trạng và đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị nhà sàn truyền thống tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên
39 Văn hóa miền Trung với kiến trúc nhà thờ tộc họ : các giá trị cần được lưu giữ và bảo tồn / Lê Minh Sơn, Phan Thanh Trung, Phan Bảo An // Kiến trúc .- 2021 .- Số 309 .- Tr. 73-78 .- 720
Nghiên cứu các nhà thờ văn hóa tộc họ của vùng đất Bảo An thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp trong thời gian đến để xử lý đúng mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, kinh tế với văn hóa, xem đây là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững.
40 Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cột cờ thủ ngữ thành phố Hồ Chí Minh / ThS. KTS. Trương Ngọc Quỳnh Châu, ThS. KTS. Vũ Chí Kiên, KTS. Lê Võ Trường Giang // Kiến trúc .- 2021 .- Số 310 .- Tr. 72-76 .- 720
Quá trình hình thành và biến đổi của cột cờ và cảnh quan xung quanh; Nhìn nhận giá trị di tích; Đinh hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích cột cờ thủ ngữ Tp. Hồ Chí Minh; Kết luận.