CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt--Dạy và học
1 Khảo sát loại từ trong sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc sơ cấp / Đinh Kiều Châu // .- 2024 .- Số 2 (400) .- Tr. 8-19 .- 400
Tìm hiểu về loại từ tiếng Việt từ góc độ thực hành, đó là việc giới thiệu loại từ cho người nước ngoài học tiếng Việt qua một số học liệu bậc sơ cấp đã và đang được sử dụng thực tế. Qua nghiên cứu nhằm góp thêm một số nhận thức về nhóm từ có nhiều nét đặc sắc này, nhất là trên phương diện tìm kiếm những giải pháp nhằm ứng dụng vào thiết kế tài liệu giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
2 Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong dạy và học liên từ đẳng lập “而” trong tiếng Hán hiện đại / Nguyễn Thị Ngọc Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 108-115 .- 400
Sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu ngôn ngữ, trên cơ sở mô hình phân chia độ khó với 6 cấp độ, phân cấp độ khó của liên từ đẳng lập “而”, dự đoán những lỗi sai của học sinh khi sử dụng liên từ này và đưa ra một số đề xuất giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy liên từ “而”.
3 Năng lực ngôn ngữ xã hội và các thành tố của nó trong dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ / Trịnh Cẩm Lan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 12-19 .- 400
Giới thiệu sơ lược về năng lực ngôn ngữ xã hội và các thành tố của nó trong sự phát triển các mô hình năng lực giao tiếp từ cái nhìn lịch đại. Bài viết còn nêu ra vấn đề để các nhà chuyên môn cùng thảo luận nhằm hướng tới xây dựng bản mô tả chi tiết năng lực ngôn ngữ xã hội nói riêng, các năng lực thành phần của mô hình năng lực giao tiếp nói chung phục vụ cho các hoạt động dạy, học và đánh giá năng lực tiếng Việt như một ngoại ngữ.
4 Kiểm tra, đánh giá trong dạy và học tiếng thực hành (chứng cứ từ trường hợp tiếng Việt) / Nguyễn Văn Phúc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 14 - 21 .- 400
Đề cập đến vai trò và một số phương thức kiểm tra đánh giá cơ bản trong dạy và học tiếng thực hành: đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá năng lực, trong đó đánh giá năng lực được coi là một phương thức phổ biến hiện nay; đồng thời cũng giới thiệu Khung năng lực và việc thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt đang được sử dụng hiện nay ở Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5 Vai trò của “phương pháp” trong thiết kế chương trình tiếng Việt / Nguyễn Chí Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 22 - 28 .- 400
Tập trung vào trả lời một số câu hỏi: a) Chương trình giảng dạy ngôn ngữ nên được hiểu như thế nào?, b) Mối liên hệ giữa đầu vào, quá trình, đầu ra trong giảng dạy và học tập ngôn ngữ như thế nào?, c) Từ đó, khẳng định có những cách tiếp cận thiết kế chương trình nào? Vai trò của “phương pháp” trong cách tiếp cận “trung tâm” được hiểu như thế nào?, d) Từ vai trò của “phương pháp” có tính lí thuyết đến thực tế thiết kế phần “Phương pháp” trong “Chương trình tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài” được thực hiện như thế nào?.
6 Một số vấn đề về xây dựng giáo trình phát triển kĩ năng nghe-hiểu tiếng Việt ở các trình độ / Vũ Văn Thi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 29 - 36 .- 400
Trình bày một số vấn đề về xây dựng giáo trình nghe hiểu ở trình độ cơ sở, trình độ trung cấp và trình độ cao cấp, bao gồm các vấn đề như: mục đích xây dựng giáo trình, cơ cấu của giáo trình, vấn đề phân bố từ vựng và ngữ pháp của các giáo trình.
7 Cụ thể hóa giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo “khung năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài” / Bùi Duy Dương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 37 - 42 .- 400
Tập trung vào phương pháp dạy học theo hướng chức năng (giao tiếp) từ những khía cạnh như: vai trò của giáo viên, vai trò của người học cũng như nguồn tài liệu và các hoạt động trên lớp.
8 Tiếng Việt học thuật và những chiến lược dạy tiếng Việt học thuật cho sinh viên người nước ngoài / Nguyễn Thị Thuận // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 43 - 48 .- 400
Trình bày thông qua phân tích thực tế, việc áp dụng tám chiến lược dạy ngôn ngữ học thuật trong giảng dạy tiếng Việt học thuật. Đồng thời chia sẻ nhũng kinh nghiệm thực tiễn trong việc khai thác ngữ liệu sống nhằm giúp người học tiếp cận sớm hơn, đặc biệt là giúp họ tích lũy vốn từ vựng học thuật ngay từ khi học những bậc học đầu tiên của tiếng Việt.
9 Trợ từ và hiệu lực ở lời trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài / Đào Văn Hùng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 49 - 56 .- 400
Đưa ra phân tích ngữ nghĩa ngữ dụng của một số trợ từ cụ thể thường gặp trong giao tiếp và trong thực tế giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài liên quan đến vai trò tạo dựng hiệu lực ở lời của trợ từ nhằm phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ.
10 Dữ liệu định hướng và vấn đề xây dựng hội thoại trong giáo trình tiếng Việt thực hành / Nguyễn Kim Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Tr. 57 - 66 .- Tr. 57 - 66 .- 400
Đề cập đến nội dung xây dựng hội thoại trên cơ sở dữ liệu định hướng (data-driven) như một cách tiếp cận dữ liệu hội thoại từ thực tế gió tiếp để xây dựng những nội dung tương tác trong hội thoại phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.