CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xử lý--Nước thải
51 Khảo sát khả năng xử lý Methylene Blue bằng than Mắc-ca được hoạt hóa bằng hóa chất K2CO3 / Đào Minh Trung, Nguyễn Thị Thanh Trâm, Nguyễn Xuân Dũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 18-19 .- 363
Khảo sát khả năng xử lý nước thải Methylene Blue (MB) bằng vật liệu than hoạt tính được điều chế từ vỏ hạt Mắc-ca với tác nhân hoạt hóa hóa học K2CO3 cho thấy khả năng hấp phụ MB đạt 1g/261.52mg MB ở các điều kiện tối ưu như nhiệt độ 650oC và thời gian nung 60 phút. Kết quả khảo sát cho thấy than có khả năng xử lý màu MB tốt nhất đạt 98.55% tương ứng với độ màu 406 Pt-Co ở các điều kiện tối ưu như pH=9.5 và thời gian nung 60 phút. Kết quả cho thấy có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác và có khả năng ứng dụng vào xử lý nước thải màu.
52 Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và đề xuất giải pháp tái sử dụng nước sau xử lý cho các khu nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng / Lê Năng Định, Phan Thị Ngọc Hân, Huỳnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Dũng // Xây dựng .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 45-49 .- 624
Trình bày kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng nước (bao gồm việc khai thác, sử dụng nước, thoát nước, xử lý nước thải và xả thải vào nguồn nước) tại các khu nghĩ dưỡng ven biển quận Ngũ Hành Sơn. Từ kết quả khảo sát đưa ra một số giải pháp phù hợp, tái sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cây, rửa đường, dội vệ sinh... nhằm tiết kiệm nguồn nước cho thành phố, giảm thiểu áp lực lên hệ thống thoát nước của lưu vực...
53 Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà máy mía đường của cây Mái dầm (Cryptocoryne ciliata Wydler) / Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Thanh Bình, Trương Hoàng Đan // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.59-65 .- 570
Nước thải nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang với thành phần chủ yếu là các chất ô nhiễm hữu cơ, khi thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với thành phần các chất ô nhiễm như trên có thể xử lý bằng phương pháp sinh học (bãi lọc ngập nước). Khảo sát sự phân bố của thực vật thủy sinh khu vực gần các nhà máy đường cho thấy cây Mái dầm xuất hiện khá nhiều, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Tiến hành thí nghiệm 2 nhân tố khảo sát khả năng xử lý nước thải nhà máy đường của cây Mái dầm ở các mức nồng độ 100% nước thải, 50% nước thải và 25% nước thải, lấy mẫu nước trong các thùng thí nghiệm phân tích ở các ngày thứ 1, 3, 5 và 10 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm giảm dần theo thời gian, ở nghiệm thức có cây Mái dầm, nồng độ các chất ô nhiễm giảm nhiều hơn so với nghiệm thức không có cây Mái dầm với các chỉ tiêu phân tích gồm Ph, TSS, COD, T-N, T-P. Do đó, cây Mái dầm có thể xử lý được nước thải từ nhà máy đường. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt dưới ngưỡng cho phép xả thải vào nguồn nước sử dụng cho cấp nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN40:2011 BTNMT (cột A2). Tuy nhiên, chỉ tiêu TSS và COD đấn ngày thứ 10 vẫn còn khá cao so với quy chuẩn. Do vậy, cần nghiên cứu thêm về thời gian xử lý để các chỉ tiêu đều đạt khi xả thải.
54 Nghiên cứu công nghệ ủ hiếu khí để xử lý bùn thải sinh học phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải / PGS. TS. Tôn Thất Lãng // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 15 (317) .- Tr. 26 - 27 .- 363
Trình bày các nội dung về Phương pháp nghiên cứu, Kết quả đánh giá các công nghệ ủ bùn; Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý bùn thải sinh học; Đề xuất dây chuyền công nghệ ủ compost; Đánh giá hiệu quả công nghệ và Kết luận – Kiến nghị.
55 Nghiên cứu tính chất, thành phần, lưu lượng nước thải tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng / Lê Năng Định, Đồng Thị Ngọc Sinh, Nguyễn Đình Huấn // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 30-37 .- 624
Trình bày kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn và tính chất, thành phần, lưu lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu. Kết quả thể hiện những đặc trưng của nước thải về tính chất, thành phần, lưu lượng, để từ đó đưa ra các giải pháp lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp và có phương pháp thu gom thích hợp để đảm bảo hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường.
56 Xử lý nước thải và rác thải tại Liên bang Nga / Nguyễn Văn Thủy // .- 2019 .- Số 8(310) .- Tr. 53-54 .- 363
Trình bày một số vấn đề về kỹ thuật cơ bản xử lý nước thải, khí thải, rác thải tại Liên bang Nga.
58 Nghiên cứu thiết lập mô hình tính toán phát thải khí nhà kính từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp giấy tại Việt Nam / Nguyễn Thị Vân Anh, Đặng Xuân Hiển, Nguyễn Đức Toàn // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 158-161 .- 624
Nghiên cứu thiết lập mô hình tính toán dựa trên phương trình động học Monod, cân bằng khối lượng cơ chất và sinh khối, cân bằng hóa học xảy ra trong các công trình xử lý nước thải (bể phản ứng sinh học yếm khí, bể phản ứng sinh học hiếu khí, bể phân hủy bùn,...) để tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp giấy tại Việt Nam.
59 Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng quá trình fenton điện hoá với xúc tác Fe304/Ce02 / Nguyễn Đức Đạt Đức, Lê Thị Thuý An, Nguyễn Tấn Phong // .- 2018 .- Số 24 (302) .- Tr. 29 - 31 .- 363.7
Đánh giá ảnh hưởng của pH, mật độ dòng điện và hàm lượng chất xúc tác Fe304/Ce02 đến hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng của quá trình fenton điện hoá. Đặc tính của vật liệu Fe304/Ce02 tổng hợp bằng phương pháp tẩm và oxy hoá kết tủa được phân tích bằng kỹ thuật XRD, SEM để đánh giá đặc tính kỹ thuật. Kết quả thực nghiệm cho thấy pH, hiệu điện thế, hàm lượng chất xúc tác đều có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình Fenton điện hoá xúc tác dị thể. Kết quả cho thấy, Fe304/Ce02 có hoạt tính xúc tác cao, ổn định, hiệu quả xử lý COD và độ màu đạt QCVN 13:2015/BTNMT, cột B.
60 Đề xuất điều kiện tối ưu để ứng dụng công nghệ lọc sinh học kết hợp với sục khí trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn / TS. Lê Sỹ Chính, ThS. Lưu Đình Thi // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 16 (294) .- Tr. 37 - 39 .- 363.7
Trình bày các nội dung sau: 1. Đặc tính kỹ thuật của hệ thống xử lý; 2. Điều kiện tối ưu để vận hành hệ thống xử lý; 3. Ứng dụng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi và 4. Kết luậnvà định hướng phát triển.