CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xử lý--Nước thải
41 Xử lý đồng thời COD, Nitơ, Photpho trong nước thải bằng công nghệ SBR / Tăng Thế Cường // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 1+2 (327 + 328) .- Tr. 94 - 96 .- 363
Ứng dụng công nghệ bể SBR sử dụng bùn hoạt tính dạng hạt trong điều kiện nhiệt độ môi trường ở Hà Nội 28 ±30C. Kết quả cho thấy, việc điều chỉnh thời gian tăng theo hướng giảm dần là cần thiết để hạt bùn có thể thích nghi với môi trường trước khi được lựa chọn bằng việc rút ngắn thời gian lắng.
42 Xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học hiếu khí với vi sinh vật chịu mặn / Ngô Duy Thái, Hồ Kỳ Quang Minh, Nguyễn Phước Dân // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 37 - 39 .- 363
Nghiên cứu hiệu quả xử lý chất hữu cơ của hệ thống bùn hoạt tính được bổ sung chủng vi sinh vật chịu mặn theo tỷ lệ 500:1 ở độ mặn đến 45 g NaCI/I.
43 Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến sữa bằng bể sinh học tầng giá thể cố định (Fixed Bed Bio – Reactor – FBBR) với giá thể Biocurlz / Lê Hoàng Nghiêm // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 23 (325) .- Tr. 31 - 33 .- 363
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến sữa của bể sinh học hiếu khí tầng giá thể cố định (Fixed Bed Bio - reactor - FBBR) với giá thể Biocurlz (BC).
44 Sử dụng Peptide Nucleotide Acid phát hiện Escherichia coli / // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 23 (325) .- Tr. 43 - 45 .- 363
Tổng hợp các phương pháp truyền thống, hiện đại và khả năng chọn lọc chính xác cho E.coli mà hiện nay chưa thấy có nghiên cứu nào tại Việt Nam.
45 Xử lý nước thải công nghiệp giấy bằng bể sinh học kị khí tầng bùn hạt dãn nở EGSB / Bùi Phương Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 35 - 36 .- 363
Nghiên cứu sử dụng mô hình bể sinh học kị khí tầng bùn hạt dãn nở (EGSB - Expanded Granular Sludge Bed Reactor) qui mô phòng thí nghiệm (ladscale) để đánh giá hiệu quả xử lý COD của nước thải sản xuất giấy.
46 Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý hợp chất Nitơ trong nước thải bởi thiết bị đĩa quay sinh học / // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 21 (323) .- Tr. 50 - 51 .- 363
Nghiên cứu tiến hành xử lý nước thải sinh hoạt ở nhiều nồng độ đầu vào khác nhau, tiến hành theo kiểu gián đoạn.
47 Giải pháp tăng sản lượng khí sinh học trong xử lý bùn bằng công nghệ phân hủy kị khí tại trạm xử lý nước thải Yên Sở / Phùng Thị Linh, Trần Thùy Chi // Tài nguyên & Môi trường .- 2017 .- Số 17 .- Tr. 27-32 .- 363
Cứ 1m3 bùn thải trong trạm xử lý nước thải có thể tạo ra 15m3 biogas và 90 kW năng lượng, đây là một nguồn năng lượng hữu ích và có thể thu hồi để cung cấp cho bản thân trạm xử lý nước thải. Phân hủy bùn kị khí là một giải pháp để xử lý bùn thải trong các trạm xử lý nước thải, đồng thời cũng là phương pháp tận dụng được năng lượng. Khí biogas sinh ra trong quá trình xử lý bùn bằng phương pháp này sẽ được thu hồi và cung cấp năng lượng trở lại cho trạm xử lý sẽ tiết kiệm được một phần chi phí vận hành. Để nâng cao hiệu quả tạo khí biogas của quá trình phân hủy kị khí bùn thải từ các trạm xử lý nước thải của hệ thống thoát nước chung, cụ thể tại trạm xử lý nước thải Yên Sở, giải pháp được đưa ra bao gồm: giải pháp về mô hình cân bằng vật chất trong trạm xử lý hướng tới thu hồi năng lượng và các giải pháp tăng hiệu quả cho công trình thu hồi khí sinh học. Đối với giải pháp về hiệu quả công trình, ngoài các biện pháp cải thiện kỹ thuật, điều kiện vận hành của công trình hiện tại, còn bổ sung trực tiếp chất thải hữu cơ bền ngoài nhằm tăng hàm lượng khí sinh học thu hồi.
48 Nghiên cứu tổng hợp hạt nano TiO2 biến tính Mangan trên nền Bentonit bằng phương pháp sol-gel để xử lý nước rỉ rác / Đặng Xuân Hiển, Trần Thị Phương // Xây dựng .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 331-335 .- 624
Tổng hợp hạt nano TiO2 biến tính mangan trên nền bentonit (Ben- TiO2- Mn) bằng phương pháp sol- gel, ứng dụng kỹ thuật oxy hóa sử dụng xúc tác quan trong xử lý nước rỉ rác.
49 Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chế biến thịt bò bằng chế phẩm sinh học BIO-EM / Đinh Thị Thu Trang, Phan Lê Na // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 10-11 .- 363
Ngành công nghiệp chế biến thịt nói chung, chế biến thịt bò nói riêng giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, vấn đề môi trường rất đáng quan tâm do phát sinh một lượng lớn nước thải chứa hàm lượng lớn các chất lơ lửng, chất hữu cơ rất cao nếu không xử lý sẽ gây ra nhiều hậu quả ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, các công nghệ xử lý nước thải hiện nay đòi hỏi kinh phí xây dựng và vận hành lớn. Trên cơ sở đó, biện pháp xử lí nước thải chế biến thịt bò bằng các chế phẩm sinh học được đưa ra để cải thiện tình hình, giảm thiểu tới mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của nước thải đến môi trường.
50 Khảo sát khả năng xử lý Methylene Blue bằng than Mắc-ca được hoạt hóa bằng hóa chất K2CO3 / Đào Minh Trung, Nguyễn Thị Thanh Trâm, Nguyễn Xuân Dũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 18-19 .- 363
Khảo sát khả năng xử lý nước thải Methylene Blue (MB) bằng vật liệu than hoạt tính được điều chế từ vỏ hạt Mắc-ca với tác nhân hoạt hóa hóa học K2CO3 cho thấy khả năng hấp phụ MB đạt 1g/261.52mg MB ở các điều kiện tối ưu như nhiệt độ 650oC và thời gian nung 60 phút. Kết quả khảo sát cho thấy than có khả năng xử lý màu MB tốt nhất đạt 98.55% tương ứng với độ màu 406 Pt-Co ở các điều kiện tối ưu như pH=9.5 và thời gian nung 60 phút. Kết quả cho thấy có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác và có khả năng ứng dụng vào xử lý nước thải màu.