CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quản lý Nhà nước

  • Duyệt theo:
11 Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không giai đoạn hậu covid-19 / Nguyễn Sỹ Thành, Lê Minh Quang // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 153 - 157. .- 332

Là ngành kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, trong năm 2022, vận tải hàng không Việt Nam đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi khi nền kinh tế chuyển sang thích ứng an toàn linh hoạt với bối cảnh hậu COVID-19. Tuy nhiên, việc phục hồi vẫn đan xen nhiều khó khăn, thách thức đối với quản lý nhà nước về ngành Vận tải hàng không nói chung và quản lý phát triển nguồn nhân lực cho Ngành này nói riêng. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không, bài viết đánh giá thực trạng quản lý nhân sự ngành Vận tải hàng Việt Nam trong tương quan so sánh với bối cảnh quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách có tính định hướng để ngành này có thể đối mặt với những thách thức hiện tại và phát triển bền vững trong tương lai.

12 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch biển tại Thanh Hoá / Nguyễn Ngọc Tiến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 198-202 .- 910

Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng đang là ngành kinh tế đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của Thanh Hoá. Để khai thác tiềm năng du lịch biển hiệu quả, chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng Chương trình, kế hoạch, quy hoạch cụ thể để đưa du lịch biển phát triển nhanh và bền vững. Bài viết tập trung làm rõ những vấn đề cần hoàn thiện trong quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Thanh Hoá để đạt được mục tiêu phát triển du lịch biển bền vững tại địa phương. Kết quả của nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương có tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch biển ở nước ta hiện nay.

13 Quản lý nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công / Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Ngọc Sơn, Vũ Thị Kim Yến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 29-32 .- 332

Nền kinh tế tăng trưởng đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay, để bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn lực quan trọng này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

14 Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 72-81 .- 332

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội theo những cách chưa từng có trước đây, theo cả bề rộng và chiều sâu, làm thay đổi căn bản hành vi của các cá nhân và cách vận hành của các doanh nghiệp, tổ chức. Quản lí nhà nước (QLNN) đối với thị trường tài chính cũng không nằm ngoài xu thế chịu tác động to lớn của CMCN 4.0. Thực tiễn quá trình hình thành các thị trường trên thế giới cho thấy, thị trường tài chính (TTTC) là một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính của một số nước như Anh, Nhật Bản, EU, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính của Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.

15 Quản lý nhà nước đối với các khu đô thị thông minh tại Việt Nam / Lê Hồng Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 4-6 .- 658

Sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng luôn tiềm ẩn nhiều thách thức như: xu hướng đô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh nhường chỗ cho các khu công nghiệp, sự mâu thuẫn trong quan hệ thuê và cho thuê các dịch vụ tại các khu đô thị, hay nguy cơ già hóa dân số,... Trong rất nhiều vấn đề được đề cập trên, vấn đề nổi cập cần quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam để đảm bảo phát triển xanh và bền vững tại các thành phố lớn là cần có ưu tiên để giảm những tác hại có phản ứng dây chuyền đó là vai trò của Nhà nước đối với các khu đô thị thông minh. Bài viết này sẽ đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu đô thị thông minh và giải pháp để tăng cường vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này.

16 Quản lý nhà nước đầu tư công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Nga // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 66-67 .- 658

Nghiên cứu này phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đầu tư công của một số nước trên thế Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm để hoàn thiện quản lý nhà nước đầu tư công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

17 Quản lý nhà nước về đầu tư công định hướng tới tăng trưởng xanh / Hồ Văn Trị // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- .- 658

Đầu tư xanh là hoạt động sử dụng nguồn vốn xanh huy động của cả hai khu vực tư nhân và nhà đầu tư vào các lĩnh vực: (i) cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường như xử lý nước thải, bảo vệ sự của hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên; (ii) ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc đền bù các tổn hại tới môi hoặc khí hậu ví dụ như tiết kiệm năng lượng hay sử dụng năng lượng tái tạo. Với một quốc gia triển như Việt Nam, vai trò của Chính phủ trong định hướng đầu tư để đồng thời thực hiện được tiêu: tăng hiệu quả đầu tư công và tăng trưởng xanh. Bài viết này, tác giả đánh giá thực trạng và một số giải pháp trong quản lý nhà nước về đầu tư công định hưởng tăng trưởng xanh.

18 Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế biển / Nguyễn Thị Thanh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 25-27 .- 340

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển với lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế khi nằm trên bờ Biển Đông, nơi tuyến hàng hải sôi động của thế giới chạy qua, có biển, vùng bờ biển và hải đảo phong phú tài nguyên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế biển, thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế biển. Bài viết nhận diện những vấn đề còn hạn chế trong quản lý nhà nước về kinh tế biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển ở Việt Nam.

19 Đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển / Nguyễn Tiến Lộc // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 22-25 .- 658

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển, Hải quan Việt Nam đã cải cách, đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành Hải quan hướng tới tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc; đồng thời xác định công tác kiểm tra sau thông quan thành một trụ cột của quản lý hải quan hiện đại, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật.

20 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tiếp cận pháp luật của người dân / Trần Văn Duy // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 9-12 .- 346

Ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân". Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2023 - 2030, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và thực hiện thắng lợi Nghị quyết XIII của Đảng. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua, từ đó, gợi mở giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tiếp cận pháp luật của người dân.