CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hành vi--Người tiêu dùng
51 Ứng dụng mô hình TPB và TAM trong nghiên cứu sự chấp nhận thẻ tín dụng củangười tiêu dùng Việt Nam / Vương Đức Hoàng Quân, Trịnh Hoàng Nam // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 5 tháng 5 .- Tr. 56-82 .- 658.4 012
Xác định các nhân tố tác động tới sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng VN, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại VN. Nghiên cứu này ứng dụng lí thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ với ba nhân tố: tính chủ quan, nhận thức hữu dụng và kiểm soát hành vi cảm nhận trong mối quan hệ với ý định sử dụng thẻ tín dụng của người VN. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất thêm nhân tố nhu cầu cảm nhận (mức độ lạc quan của khách hàng đối với tình trạng tài chính của họ trong tương lai) như là nhân tố thứ tư tác động tới sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng VN. Dữ liệu phân tích được thu thập từ 302 khách hàng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy nhân tố tính chủ quan, nhận thức hữu dụng và nhu cầu cảm nhận có tác động tích cực, trong khi nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận có tác động tiêu cực đối với sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng VN.
52 Động cơ thúc đẩy ý định chia sẻ thông tin tiêu dùng trên facebook: Nghiên cứu thực địa trên nhóm sinh viên tại Hà Nội / Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Ngọc Anh, Bạch Trường Giang // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 235 tháng 01 .- Tr. 79-87 .- 658.4
Giải thích động cơ thúc đẩy ý định chia sẻ thông tin tiêu dùng trên Facebook của sinh viên Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến được tiến hành đối với 208 người dùng Facebook là sinh viên tại Hà Nội vào năm 2016. Kết quả phân tích dữ liệu với mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy ý định chia sẻ thông tin tiêu dùng trên Facebook của người dùng bị tác động bởi cả động cơ bên ngoài (nhu cầu về lợi ích vật chất, nhu cầu hòa đồng xã hội, nhu cầu học hỏi) và bên trong (sự đồng cảm và nhu cầu tự thể hiện bản thân).
53 Thực trạng thị trường bán lẻ và hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với thương hiệu cửa hàng bán lẻ / Bùi Thị Thu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 480 tháng 10 .- Tr. 37-39 .- 658.4 012
Thực trạng phát triển của hệ thống bán lẻ ở Việt Nam và hành vi mua của người tiêu dùng VN trong những năm gần đây.
54 Tài sản thương hiệu Thanh long Bình Thuận: Tiếp cận dưới góc độ người tiêu dùng / Nguyễn Văn Sĩ & Nguyễn Viết Bằng // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 9 tháng 9 .- Tr. 73- 101 .- 658.4
Khám phá những nhân tố xác định sự hữu hiệu của tổ chức kinh doanh trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Tác giả tiến hành khảo sát 316 doanh nghiệp tại VN có ứng dụng hệ thống ERP giai đoạn 2015–2016. Bằng các phép phân tích tương quan, thống kê mô tả và phân tích EFA, tác giả tiến hành kiểm định và giải thích mô hình nghiên cứu đặt ra trên nền tảng lí thuyết thẻ điểm cân bằng. Kết quả nghiên cho thấy có ba nhóm nhân tố bậc 2 đáp ứng nhu cầu đo lường sự hữu hiệu của tổ chức từ các nhà quản lí doanh nghiệp trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP, bao gồm: (1) Sự phát triển bền vững; (2) Năng lực của tổ chức; và (3) Sự sẵn sàng trong kinh doanh. Mỗi nhóm nhân tố bậc 2 được xác định bởi các nhân tố bậc 1 và các biến quan sát liên quan.
55 Ứng dụng lý thuyết tín hiệu để đo lường giá trị thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Nguyệt // Kinh tế & Phát triển .- 2016 .- Số 231 tháng 9 .- Tr. 51-58 .- 658.401
Nghiên cứu này xem xét việc ứng dụng lý thuyết tín hiệu nhằm đo lường giá trị thương hiệu trong thị trường tiêu dùng ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 600 khách hàng được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng tín hiệu có ảnh hưởng tích cực lên giá trị thương hiệu.
56 Sử dụng báo điện tử có tra phí và những yếu tố tác động đến người tiêu dùng / ThS. Vũ Thị Thu Hà // Tài chính .- 2016 .- Số 637 tháng 7 .- Tr. 83-84 .- 658.4
Tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình công nghệ để làm rõ ý định sử dụng báo điện tuwrcos trả phí của người tiêu dùng tại VN, qua đó tìm ra những yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến ý định sử dụng báo điện tử có trả phí của người tiêu dùng tại VN và đề xuất phương hướng, giải pháp cho những doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh lĩnh vực này hiệu quả hơn.
57 Nhân tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm điện thoại thông minh iPhone / Nguyễn Hiền Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 469 tháng 5 .- Tr.53-55 .- 658.4
Nghiên cứu những nhân tố tác động đến thái độ cuẩ người tiêu dùng tại Hà Nội đối với sản phẩm điện thoại thông minh Iphone của Apple và mối liên hệ của những nhân tố này với nhau.
58 Hàng giả và các biện pháp giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp / ThS. Trần Thị Kim Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 473 tháng 7 .- Tr. 78-79 .- 658.4
Trình bày khái niệm về hàng giả, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng giả vẫn đang tràn lan trên thị trường và đưa ra các biện pháp giúp cho người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
59 Tác động của mạng xã hội đến việc mua sắm của người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hội // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 473 tháng 7 .- Tr. 28-91 .- 658.4
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng VN và những khác biệt trong môi trường mạng xã hội.
60 Một số yếu tố tác động đến ý định mua thực phẩm trẻ em sản xuất trong nước của người Việt Nam / Nguyễn Ngọc Quang // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 224 tháng 2 .- Tr. 62-71 .- 658
Việt Nam hiện nay đang triển khai rất nhiều chương trình nhằm tăng cường năng lực sản xuất nội địa, tuy nhiên kết quả đem lại còn hạn chế. Nghiên cứu xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến ý định mua các sản phẩm thực phẩm cho trẻ em của người tiêu dùng Việt Nam. Khảo sát định lượng bằng bảng hỏi của nghiên cứu này được tiến hành trên 846 người tiêu dùng ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cảm nhận hàng nội, sự thiện cảm, tham khảo biểu tượng, gia đình, chủ nghĩa vị chủng, tham khảo chuyên môn có tác động mạnh đến ý định mua.