CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hành vi--Người tiêu dùng
31 Hành vi tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực ăn uống của giới trẻ: nghiên cứu so sánh các nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội / Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // .- 2019 .- Số 136 .- Tr. 20-29 .- 658
N ghiên cứu này nhằm đo lường hành vi tiêu dùng bền vững của nhóm sinh viên, sau đó khám phá có hay không sự khác biệt trong lựa chọn hành vi tiêu dùng bền vững giữa các nhóm sinh viên đang theo học tại các trường đại học tại Hà Nội, được phân theo các biến kiểm soát bao gồm giới tính, năm học vấn, tôn giáo, tình trạng quan hệ, tình trạng cư trú, chi tiêu trung bình. Thông qua phân tích dữ liệu thu thập được từ 791 sinh viên từ những hành vi thường ngày trong tiêu dùng cho mục đích ăn uống, kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về sự khác biệt trong tiêu dùng bền vững cho mục đích ăn uống của các nhóm sinh viên phân theo giới tính, năm học, tôn giáo, tình trạng cư trú và mức chi tiêu trung bình, nhưng có sự khác biệt về lựa chọn tiêu dùng bền vững giữa các nhóm sinh viên phân theo tình trạng quan hệ gồm: (i) độc thân, (ii) có người yêu và (iii) đã kết hôn trong đó, nhóm sinh viên có người yêu có mức độ lựa chọn tiêu dùng bền vững trong ăn uống cao hơn so với các sinh viên còn độc thân, chưa có người yêu.
32 Tác động của định hướng thời gian, chi phí và lợi ích cảm nhận đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng tại Việt Nam / Nguyễn Hữu Khôi // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 65-80 .- 658
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm điền vào khoảng trống trong việc giải thích ý định sử dụng TMDĐ từ khía cạnh cân bằng chi phí – lợi ích cảm nhận và định hướng thời gian – biến số tính cách cá nhân hầu như bị bỏ qua trong bối cảnh thương mại di động. Nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc bình phương bé nhất bán phần với phần mềm SmartPLS 3.2.8 để kiểm định giả thuyết. Kết quả cho thấy chi phí – lợi ích cảm nhận tác động đến ý định sử dụng thương mại đi động với tác động gần như tương đương nhau. Hơn nữa, cảm nhận chi phí – lợi ích chịu tác động của định hướng thời gian và biến số này có tác động đến ý định sử dụng thương mại đi động, bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua chi phí – lợi ích cảm nhận. Với kết quả đáng chú ý trên, nghiên cứu có những đóng góp về cả khía cạnh học thuật và thực tiễn.
33 Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phổ thông và sinh viên / Đàm Văn Khanh // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. .- 658
Trong những năm gần đây, việc sử dụng xe đạp điện trở thành phương tiện phổ biến của học sinh phổ thông và sinh viên. Mục đích của nghiên cứu tập trung phân tích những yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xe đạp điện của khách hàng mà chủ yếu là học sinh phổ thông và sinh viên. Nghiên cứu đã đề xuất một mô hình cấu trúc của mối quan hệ giữa các thành tố của mô hình và ý định hành vi. Phân tích nhân tố (EFA) được thực hiện để kiểm tra tính hợp lệ của cấu trúc, và phân tích nhân tố khẳng định (CFA ) được sử dụng để kiểm tra ý nghĩa của các mô hình giả thuyết đề xuất. Kết quả cho thấy yếu tố Chuẩn chủ quan, giá xe, tác động của các chính sách của Chính phủ, Sự hữu ích của việc sử dụng xe đạp điện là những yếu tố tác động đến Ý định hành vi tiêu dùng xe đạp điện; trong đó Chuẩn chủ quan và Giá xe có tác động lớn nhất đến ý định hành vi sử dụng xe đạp điện. Yếu tố nhận thức về môi trường không phải là những biến dự báo cho ý định hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh, sinh viên. Các thảo luận về đóng góp của nghiên cứu với thực tiễn và lý luận cũng được đề cập trong nghiên cứu này.
34 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bia của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội / Hoàng Văn Thành // Công thương (Điện tử) .- 2018 .- Số 5+6 .- Tr. 352-361 .- 658
Thị trường bia của Việt Nam đang có một tốc độ phát triển tương đối cao và ổn định, với nhiều sản phẩm bia của các hãng khác, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc quyết định lựa chọn sản phẩm nhưng cũng tạo không ít khó khăn cho các nhà quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bia, nhất là tại thị trường Hà Nội. Thông qua bài báo này, bằng việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội, tác giả đưa ra một số đề xuất và kiến nghị giúp các nhà quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bia có những lựa chọn phù hợp trong quá trình kinh doanh.
35 Mô hình nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy và cản trở hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam / Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Thế Ninh, Vũ Phương Anh và Nguyễn Hoàng Nam // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 129 .- Tr. 49-56 .- 658
Bài báo này tổng quan các nghiên cứu liên quan về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ (TPHC), tập trung vào nghiên cứu tác động tích hợp của các yếu tố cá nhân và bối cảnh của người tiêu dùng Việt Nam về thái độ và hành vi mua TPHC. Bối cảnh phụ thuộc vào hoàn cảnh bao gồm cả những yếu tố thúc đẩy và cản trở, kìm hãm trong việc phát triển hành vi mua TPHC.
36 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố cản trở hành vi mua thực phẩm sạch và an toàn của người tiêu dùng thành thị: nghiên cứu tại Việt Nam / Phạm Thị Huyền, Vũ Huy Thông và Nguyễn Đình Toàn // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 130 .- Tr. 28-35 .- 658
Tập trung phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu; thực hiện nghiên cứu định tính thông quan phương pháo phỏng vấn chuyên sâu nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố cản trở hành vi mua thực phẩm sạch và an toàn của người tiêu dùng thành thị tịa một số địa phương ở Việt Nam.
37 Động cơ ảnh hưởng đến ý định mua cà phê nguyên chất : nghiên cứu tại thành phố Đà Lạt / Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 493 .- Tr. 57-69 .- 658
Xác định mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua cà phê nguyên chất của người tiêu dùng tại thành phố Đà Lạt, từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị.
38 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua: Nghiên cứu thị trường thịt heo có thương hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh / Trần Đăng Khoa, Phạm Vũ Anh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 266 .- Tr. 74-84 .- 658
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thịt heo có thương hiệu của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua yếu tố trung gian “ý định mua”. Để đạt được mục tiêu, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng đã được sử dụng, trong đó nghiên cứu định lượng là chủ yếu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 237 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu xác nhận có 3 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua thịt heo có thương hiệu của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh (xếp theo thứ tự giảm dần) là chuẩn chủ quan, thái độ, và nhận thức kiểm soát hành vi. Hai yếu tố nhận thức về sức khỏe và nhận thức về giá có ảnh hưởng không đáng kể đến ý định mua thịt heo có thương hiệu. Ý định mua có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi mua thịt heo có thương hiệu.
39 Ứng dụng lý thuyết hành vị hợp lý và chủ nghĩa vật chất trong nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh tại Hà Nội / Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Bảo Ngọc // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 4(189) .- Tr. 27-30 .- 658
Trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố có tác động đến ý định tiêu dùng xanh: thái độ với tiêu dùng xanh, chuẩn mực chủ quan về tiêu dùng xanh, kiểm soát hành vi và khía cạnh trung tâm.
40 Lý thuyết tìm kiếm: Tác động của kỳ vọng lên hành vi người mua nhà / Trương Thành Hiệp, Phan Đình Nguyên, Nguyễn Thị Bích Hồng // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 362 tháng 4 .- Tr. 69-79 .- 658
Nghiên cứu đã phát triển một mô hình lý thuyết tìm kiếm của người mua nhà nhằm phân tích ảnh hưởng của sự kỳ vọng lên hành vi của người mua. Kết quả mô hình cho thấy rằng khi người mua nhà có kỳ vọng lạc quan trong tương lai thì họ sẽ dễ tính hơn trong các giao dịch với việc thiết lập mức ngưỡng mua thấp. Việc này sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở tiếp tục tăng trưởng mạnh mẻ hơn. Ngược lại, khi người mua có kỳ vọng kém lạc quan thì họ trở nên khó tính hơn trong hành vi mua nhà với việc thiết lập mức ngưỡng mua cao hơn. Việc này dẫn tới hệ quả là quá trình mua nhà sẽ bị kéo dài, khối lượng giao dịch nhà ở sụt giảm, và mức giá giao dịch nhà ở bị kéo giảm. Do đó, lý thuyết này trả lời được cả 2 vấn đề thường gặp phải khi thị trường nhà ở, đó là giá nhà và khối lượng giao dịch đều cùng giảm mạnh khi thị trường đi xuống, và cùng tăng khi thị trường nhà ở đi lên.