CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính phủ Điện tử
1 Điện tử hóa hệ thống quản lý văn bản và điều hành ngành tài chính / Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị Mai Dung // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 17-20 .- 004
Cuộc cách mạng công nghiêp 4.0 đã, đang tạo ra cơ hội và thách thức mới trong ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin. Bài viết này nhằm hệ thống hóa việc triển khai chương trình quản lý văn bản phiên bản mới tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
2 Đánh giá các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam / Trần Thị Vân Hoa, Đàm Sơ Toại, Nguyễn Thu Hằng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 52-57 .- 658
Nghiên cứu cho thấy, các yếu tố Nhận thức tính hữu dụng, Thái độ, Lòng tin vào Chính phủ điện tử, lòng tin vào Intenet có tác động lên Ý định sử dụng đăng ký kinh doanh trực tuyến của người dùng, trong đó Nhận thức tính hữu dụng có tác động mạnh nhất.
3 Triển khai mô hình hải quan số ở Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Quốc Tùng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 75-78 .- 658
Lợi ích của hải quan số. Thực tiễn triển khi mô hình hải quan số ở Việt Nam thời gian qua. Giải pháp tăng cường triển khi mô hình hải quan số ở Việt Nam.
4 Chính phủ điện tử ở Hoa Kỳ / Phạm Ngọc Lam Giang // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 4(289) .- Tr. 60-68 .- 352. 302 85
Trên cơ sở khái quát quá trình phát triển Chính phủ điện tử ở Hoa Kỳ và phân tích các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, bài viết đưa ra một số nhận xét cho việc phát triển Chính phủ điện tử hiện nay.
5 Chuyển đổi IPv6 phát triển hạ tầng số phục vụ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số / Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Oanh // .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 11-15 .- 004
Để đảm bảo hoạt động của mạng Internet, phát triển hạ tầng số, Internet vạn vật, nhiều quốc gia ban hành và thực hiện kế hoạch chuyển đổi Ipv6, trong đó có chuyển đổi Ipv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ kết nối Internet. Chuyển đổi Ipv6 là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá, tái cấu trúc hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của chính phủ điện tử theo hướng hiện đại, hướng tới chính phủ số.
6 Chính phủ điện tử có phải là động lực để thúc đẩy mật độ khởi nghiệp của một quốc gia? Bằng chứng thực nghiệm tại Châu Âu / // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 299 .- Tr. 14-22 .- 658
Nghiên cứu này phân tích những ảnh hưởng của chuyển đổi số đối với khả năng tự chủ và khởi nghiệp một doanh nghiệp mới ở khu vực Châu Âu trong giai đoạn 2012-2019. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình ước lượng hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng (PCSE), phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), phương pháp GMM hai bước. Hơn nữa, chúng tôi cũng sử dụng mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) kết hợp tác động cố định dạng động (DFE) để tìm hiểu tác động ngắn hạn và dài hạn của số hóa đối với mật độ khởi nghiệp. Kết quả cho thấy việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến của chính phủ ảnh hưởng tích cực đến mật độ khởi nghiệp của một quốc gia. Tuy nhiên, ảnh hưởng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến chỉ có tác động trong dài hạn. Kết quả của nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng cho các nhà nghiên cứu chính sách tại các quốc gia trong việc tập trung nguồn lực để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
7 Sử dụng điện toán đám mây ở Việt Nam: đánh giá từ trong và ngoài nước / Trần Đăng Quang // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 16-21 .- 004
Trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, việc đánh giá được mức độ sẵn sàng cho việc sử dụng điện toán đám mây giúp các cơ quan hoạch định chính sách có được cái nhìn tổng thể và xác thực nhằm đưa ra các kế hoạch hành động hiệu quả hơn, thức đẩy tiến trình ứng dụng rộng rãi điện toán đám mây ở Việt Nam.
8 Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường / Thanh Phương // .- 2022 .- 5(379) .- Tr. 31-32 .- 004
Năm 2021 Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, chủ động tổ chức, phối hợp các đơn vị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số tiến tới chính phủ số đảm bảo chất lượng, hiệu quả và mục tiêu đề ra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
9 Một mô hình ứng dụng trong chuyển đổi từ Chính phủ điện tử tới Chính phủ số / Phạm Hải Sơn, Hà Thị Phương Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 24-26 .- 004
Đề xuất mô hình chuyển đổi trong D-Gov phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tránh được sự đầu tư trùng lắp không cần thiết trong việc triển khai cơ sở hạ tầng và tích hợp các dịch vụ. Cùng với sự phát triển của mạng không dây (3G, 4G) đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong truy cập internet để sử dụng các dịch vụ của Chính phủ mọi lúc, mọi nơi. Điều này yêu cầu Chính phủ cần phải thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ sao cho nhanh nhất, tiện dụng nhất tới người dân và doanh nghiệp. Sự hình thành một Chính phủ số (D-Gov) kế tiếp trong Chính phủ điện tử (E-Gov) đã diễn ra trên thế giới và chắc chắn sẽ diễn ra ở Việt Nam trong tương lai. Tuy là thế hệ tiếp theo của E-Gov nhưng D-Gov vẫn có có các đặc thù riêng về công nghệ, từ hạ tầng, bảo mật, ứng dụng cho đến phương thức quản lý.
10 Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số ở Việt Nam / Ngọ Duy Thi // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr.33 - 38 .- 004
Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vị trí về xây dựng và phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam so với các nước trên thế giới còn chậm được cải thiện; phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Trong phạm vi bài viết này, tác giả khái quát việc triển khai xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số ở Việt Nam, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.