CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hệ sinh thái
1 Đánh giá tác động môi trường sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) của hoạt động chăn nuôi bò thịt : nghiên cứu trường hợp chăn nuôi bò Blanc Blue Belgium tại ba Vì, Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thùy Linh // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 336 .- Tr. 74-85 .- 658
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá bốn giai đoạn trong quá trình chăn nuôi bò thịt từ bò con đến bò xuất chuồng. Kết quả cho thấy hoạt động chăn nuôi bò thịt tại trang trại ảnh hưởng đến bộ 17 chỉ số môi trường (ISO, 2006). Đáng chú ý, tuổi thọ trung bình của con người giảm 0,0057 năm, số loài trong tự nhiên bị suy giảm 0,0000365 loài và nguồn tài nguyên trong hệ sinh thái bị tổn thất tương đương 203,3032 USD. Đặc biệt, hoạt động trồng cỏ làm thức ăn cho bò là nguyên nhân gây tác động lớn nhất đến môi trường. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các kiến nghị góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt bền vững tại Việt Nam.
2 Phân tích hiện trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp - Thành tố trung tâm trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo / Trần Ngọc Ca, Đặng Thanh Tùng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 59-62 .- 658
Đổi mới sáng tạo và hệ thống đổi mới sáng tạo có ý nghĩ quyết định trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Trong hệ thống này, khu vực doanh nghiệp (DN) có vai trò trung tâm. Năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) và các liên kết tương tác của DN với các thành tố khác nhau trong hệ thống sẽ đảm bảo tính năng động, đưa hệ thống trở thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho ĐMST. Bài viết sẽ phân tích hiện trạng ĐMST của DN, năng lực và loại hình ĐMST và các mối liên kết tương tác của DN trong hệ sinh thái ĐMST. Kết quả phân tich sẽ là những gợi ý chính sách cho việc thúc đẩy xây dựng một hệ sinh thái ĐMST của Việt Nam.
3 Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái / Kim Thị Thúy Ngọc, Lê Thị Lệ Quyên, Đặng Thị Phương Hà, Lê Anh Vũ // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 38-42 .- 570
Giới thiệu; Khái niệm về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; Hỗ trợ tài chính cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; Khuyến nghị thúc đẩy tài chính đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam.
4 Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn / Khuất Hồng Trúc Vy, Nguyễn Minh Trí, Tăng Thị Thanh Trức, Hồ Hữu Lộc // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 65-72 .- 363
Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của công viên trong phát triển bền vững đô thị, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức, cải thiện quản lý và triển khai các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị không gian xanh.
5 Một số vấn đề lý luận nghiên cứu dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái rừng ngập mặn / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 49-57 .- 363
Phân tích các dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trên các mặt: Dịch vụ cô lập các bon (hấp thụ khí cácbonic), điều hoà khí hậu; Dịch vụ chắn sóng, phòng hộ, bảo vệ đê biển; Dịch vụ hỗ trợ hình thành đất bồi ven biển.
6 Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon / Nguyễn Sỹ Linh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Vũ Hoàng Thùy Dương, Lê Nam // .- 2024 .- Số 11 .- Tr. 75-82 .- 363
Bài viết cung cấp cách nhìn tổng quan về cơ chế, khả năng hấp thụ và lưu giữ các-bon của hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước, đồng thời phân tích một số cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái nói chung, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon nói riêng, phân tích một số ví dụ điển hình trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc thiết lập cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ các-bon của hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước.
7 Định giá giá trị của nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt / Phùng Thị Quỳnh Trang // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 51-53 .- 363
Báo cáo này nhằm mục đích định lượng các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp từ nước ngọt trên toàn cầu để làm sáng tỏ các lợi ích thường xuyên bị đánh giá thấp, từ đó cân nhắc những đánh đổi tiềm ẩn và đưa ra quyết định quan trọng xung quanh việc quản lý nước cũng như bảo vệ bền vững hệ sinh thái nước ngọt.
8 Phát triển hệ sinh thái công nghệ tài chính tại Việt Nam / Đỗ Hữu Khánh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 69-71 .- 332
Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, mặc dù công nghệ tài chính đã là xu hướng rõ nét nhưng còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết phân tích bức tranh toàn cảnh công nghệ tài chính và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ sinh thái công nghệ tài chính vững mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới.
9 Giải pháp thúc đẩy hành động vì đa dạng sinh học và hệ sinh thái tại Việt Nam / Trần Ngọc Cường // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 27-28 .- 363
Việt Nam được công nhận là một trong 25 nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
10 Mô hình phát triển nhà ở xã hội theo tiếp cận hệ sinh thái kết nối gần : nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Hiếu // .- 2023 .- Số 123 .- Tr. 38-41 .- 720
Đề xuất phát triển nhà ở xã hội theo tiếp cận hệ sinh thái dịch vụ nhà ở cộng sinh với đối tượng hưởng lợi phù hợp với thực tiễn thị trường. Thông qua số liệu hiện trạng phát triển nhà ở xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh trong thập kỷ vừa qua, tác giả gợi ý giải pháp quản lý và huy động nguồn lực theo hệ sinh thái dịch vụ ở kết nối gần, linh hoạt theo nhu cầu của các nhóm đối tượng, thu hút sự tham gia đầu tư, cải thiện về cả vị trí, mức giá theo khả năng tiếp cận thực tế.