CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hệ sinh thái
21 Chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển : công cụ hỗ trợ tài chính bền vững cho các khu bảo tồn biển / ThS. Nhất Hoàng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 30-32 .- 363.7
Giới thiệu các bài học kinh nghiệm và mô hình áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới nhằm phân tích các tiềm năng, cơ hội và cơ sở khoa học cho việc phát triển công cụ chi trả dịch vụ hệ sinh thái trong điều kiện cụ thể nhằm áp dụng cho công tác quản lý các khu bảo tồn biển của Việt Nam.
22 Đề xuất xây dựng hệ sinh thái AI cho Việt Nam : một mô hình sơ khởi nhưng mang tính quyết định thành bại / Trịnh Quang Vũ, Dương Tuấn Kiệt, Lương Thị Ngân, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Trần Thảo Mi // .- 2021 .- Tr. 13-17 .- 004
Đề xuất xây dựng hệ sinh thái AI cho Việt Nam, bao gồm 5 trụ cột cốt lõi và liên kết chặt chẽ với nhau: Trụ cột 1 – Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo toàn cầu; Trụ cột 2 – Nền kinh tế; Trụ cột 3 – Hệ thống tài chính; Trụ cột 4 – Doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự (tài chính, tiếp thị và quản lý); và Trụ cột 5 – Các vấn đề liên quan đến xã hội và đạo đức. AI được hiểu đơn giản là sự mô phỏng trí thông minh của con người bằng các máy móc, phần mềm được lập trình để suy nghĩ giống con người và bắt chước hành động của họ, đã trở thành một trong những kỹ thuật và công nghệ “nóng” nhất hiện nay.
23 Giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững vốn tự nhiên ở Việt Nam / Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 86-88 .- 363
Vốn tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và các dịch vụ hệ sinh thái, là nền tảng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua chỉ ít quan tâm đến bảo tồn vốn tự nhiên. Điều này tiềm ẩn những rủi ro, thách thức tác động đến hệ sinh thái môi trường trong tương lai. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung nội dung thúc đẩy việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên cho phát triển bền vững.
24 Kinh nghiệm quốc tế trong việc đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển tới hệ sinh thái rừng / ThS. Phan Thị Kim Oanh // Môi trường .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 42-44 .- 363.7
Khái quát chung; Kinh nghiệm trong việc đánh giá tác động môi trường của một số dự án đầu tư tới hệ sinh thái rừng; Tổng kết kinh nghiệm và một số vấn đề cần cân nhắc trong việc đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển đến hệ sinh thái rừng.
25 Khảo sát, đánh giá dịch vụ hệ sinh thái và ảnh hưởng của công viên đến sự bền vững của hệ thống thoát nước đô thị / Phạm Hoàng Phương Linh, Trần Thành, Mai Thùy Quyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 13 (363) .- Tr. 30-32 .- 363.7
Xem xét những yếu tố có thể gây ra sự khác biệt giữa ý định và hành vi của người dân khi đến với công viên. Từ những dữ liệu đó, sẽ góp phần thiết kế hướng dẫn và khuyến khích tốt hơn để gia tăng mức độ bền vững của đô thị, cải thiện vấn đề sức khỏe của người dân và vừa đem lại lợi ích kinh tế cho nhà quản lý vừa mang lại các lợi ích về dịch vụ hệ sinh thái từ việc thăm quan công viên.
26 Đề xuất các quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với đất ngập nước trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 / TS. Lại Văn Mạnh, TS. Mai Thế Toản, Đỗ Thị Thanh Ngà // Môi trường .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 19-22 .- 363
Quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với hệ sinh thái đất ngập nước và những yêu cầu đặt ra cần hướng dẫn chi tiết; Xác định mối quan hệ giữa các bên và những vấn đề đặt ra để hướng dẫn thi hành chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đối với đất ngập nước; Đề xuất các quy định chi tiết đối với dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
27 Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển cho phát triển bền vững / TS. Nguyễn Đình Đáp, ThS. Đoàn Thị Minh Phượng // Ngân hàng .- 2021 .- Số 14 .- Tr. 08-11 .- 333.363 7
Bài viết nêu khái niệm, vai trò và nguy cơ đe dọa hệ sinh thái biển; Từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái biển
28 Hệ sinh thái cho doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc / Trương Thị Nam Thắng, Trần Hoài Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.13 - 15 .- 658
Hàn quốc là quốc gia hàng đầu trong việc thúc đẩy sáng tạo xã hội, tinh thần kinh doanh xã hội ở Châu Á. Bài báo phân tích khung chính sách, pháp lý đối với doanh nghiệp xã hội (DNXH) ở Hàn Quốc, về thực trạng của khu vực DNXH, các cấu phần của hệ sinh thái hỗ trợ DNXH, rút ra các bài học cho Việt Nam từ việc phát triển khu vực DNXH ở Hàn Quốc. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là bài học quý báu để Việt Nam học tập từ cách thức, nội dung, phương thức xây dựng chính sách, lộ trình phát triển khu vực DNXH đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Bài báo được thực hiện dựa trên nghiên cứu tại bàn, kết hợp với dữ liệu sơ cấp có được thông qua phỏng vấn, tham gia hội thảo quốc tế tại Hàn Quốc bởi thành viên nhóm nghiên cứu.
29 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định / Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 11 – 17 .- 910
Nam Định là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, đặc biệt là tại Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ - khu Ramsar đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các hệ sinh thái ven biển cũng đang gặp nhiều thách thức từ mất cân bằng sinh thái do các hoạt động sử dụng đấtvaf mặt nước kém bền vững, hoạt động khai hoang lấn biển, phá rừng ngập mặn, phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo tồnđa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái ven biển, cảnh quan phong phú và độc đáo của tỉnh Nam Định trong chiến lược phát triển bền vững.
30 Đánh đổi các dịch vụ hệ sinh thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam / Hoàng Văn Thắng, Võ Thanh Sơn // Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 44-46 .- 363
Đề cập đến việc đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái, giữa bảo tồn đa dạng sinh học hay tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và bài học liên quan trong nước và quốc tế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững.