CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hệ sinh thái

  • Duyệt theo:
31 Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển cho phát triển bền vững / TS. Nguyễn Đình Đáp, ThS. Đoàn Thị Minh Phượng // Ngân hàng .- 2021 .- Số 14 .- Tr. 08-11 .- 333.363 7

Bài viết nêu khái niệm, vai trò và nguy cơ đe dọa hệ sinh thái biển; Từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái biển

32 Hệ sinh thái cho doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc / Trương Thị Nam Thắng, Trần Hoài Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.13 - 15 .- 658

Hàn quốc là quốc gia hàng đầu trong việc thúc đẩy sáng tạo xã hội, tinh thần kinh doanh xã hội ở Châu Á. Bài báo phân tích khung chính sách, pháp lý đối với doanh nghiệp xã hội (DNXH) ở Hàn Quốc, về thực trạng của khu vực DNXH, các cấu phần của hệ sinh thái hỗ trợ DNXH, rút ra các bài học cho Việt Nam từ việc phát triển khu vực DNXH ở Hàn Quốc. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là bài học quý báu để Việt Nam học tập từ cách thức, nội dung, phương thức xây dựng chính sách, lộ trình phát triển khu vực DNXH đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Bài báo được thực hiện dựa trên nghiên cứu tại bàn, kết hợp với dữ liệu sơ cấp có được thông qua phỏng vấn, tham gia hội thảo quốc tế tại Hàn Quốc bởi thành viên nhóm nghiên cứu.

33 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định / Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 11 – 17 .- 910

Nam Định là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, đặc biệt là tại Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ - khu Ramsar đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các hệ sinh thái ven biển cũng đang gặp nhiều thách thức từ mất cân bằng sinh thái do các hoạt động sử dụng đấtvaf mặt nước kém bền vững, hoạt động khai hoang lấn biển, phá rừng ngập mặn, phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo tồnđa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái ven biển, cảnh quan phong phú và độc đáo của tỉnh Nam Định trong chiến lược phát triển bền vững.

34 Đánh đổi các dịch vụ hệ sinh thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam / Hoàng Văn Thắng, Võ Thanh Sơn // Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 44-46 .- 363

Đề cập đến việc đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái, giữa bảo tồn đa dạng sinh học hay tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và bài học liên quan trong nước và quốc tế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững.

35 Đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Hữu Đạt, TS. Lại Văn Mạnh, ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 24-26 .- 363

Tiềm năng áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển ở Việt Nam; Lý do cho việc áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển ở Việt Nam; Một số giải pháp áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển ở Việt Nam; Kết luận.

36 Bảo vệ hệ sinh thái ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Văn Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 15(341) .- Tr. 25-26 .- 363

Trình bày về vấn đề hệ sinh thái bị tác động mạnh, nguyên nhân và một số giải pháp hữu hiệu nhằm thích nghi, bảo vệ hệ sinh thái ven biển, bảo đảm phát triển bền vững.

37 Xây dựng hệ sinh thái FITECH: thực tiễn và khuyến nghị cho Việt Nam / Hoàng Xuân Lâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 38-40 .- 658

Công nghệ tài chính (Financial Technology viết tắt là Fintech), là một thuật ngữ được áp dụng trong việc kết hợp tài chính và công nghệ để hình thành các giải pháp sáng tạo trong các dịch vụ tài chính. Những năm gần đây, bắt đầu có sự tham gia của các công ty Fintech, đã góp phần mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng ít các công ty Fintech tham gia; cơ chế, chính sách còn tiếp tục hoàn thiện cho Fintech phát triển... đã làm cho hoạt động cung ứng tài chính có những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tiếp theo. Với hướng tiếp cận Fintech về năm yếu tố của hệ sinh thái, qua kinh nghiệm thực tiễn phát triển hệ sinh thái Fintech tại các nước, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái Fintech, tạo điều kiện cho hoạt động Fintech tại Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

38 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái công nghệ tài chính tại Việt Nam / Nghiêm Thanh Sơn // Ngân hàng .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 25-29 .- 332.1

Thực trạng lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam.

39 Mức giá sẵn lòng trả cho chương trình bảo tồn hệ sinh thái rừng u minh của người dân thành thị tỉnh Kiên Giang / Huỳnh Việt Khải, Nguyễn Phi Vân, Phan Thị Thiên Nhi // .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 125-134 .- 658

Bài viết này có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chính sách quản lý đất ngập nước hiệu quả và bền vững trong rừng U Minh và cung cấp thông tin để ước tính thiệt hại phúc lợi do giảm hệ sinh thái và phân tích sự đánh đổi giữa đa dạng sinh học và kinh tế. Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (Choice Experiment) được sử dụng để ước tính mức giá sẵn lòng trả của người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang đối với chương trình bảo tồn hệ sinh thái (HST) rừng U Minh. Hàm hữu dụng gián tiếp và mức sẵn lòng chi trả cho các thuộc tính bảo tồn hệ sinh thái đã được áp dụng bằng cách sử dụng phương pháp mô hình hóa lựa chọn với phân tích mô hình logit đa thức. Nghiên cứu cho thấy người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang chấp nhận sẵn sàng trả thêm 1.350 đồng thông qua hóa đơn tiền nước hộ gia đình hàng tháng để có thêm 1% thảm thực vật khỏe mạnh, 1.120 đồng cho việc giảm 1% số người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, 15.236 đồng cho việc tăng cơ hội nghiên cứu giáo dục cho thế hệ tương lai ở mức cao và 214 đồng cho một người nông dân được đào tạo lại.

40 Giải pháp phát triển du lịch, hạn chế tác động đến hệ sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể / Ngân Ngọc Vỹ // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 56 – 57 .- 363

Trước thực trạng bồi lắng phù sa từ lưu vực của sông Năng và 3 con suối Pác Ngòi, Nam Cường, Tả Han, tình trạng chặt phá rừng, xâm lấn, sử dụng đất và xây dựng bất hợp pháp lhu vực ven hồ Ba Bể, các hoạt động phát triển du lịch đang đe dọa tới hệ sinh thái phong phú, đa dạng và vô cùng quy giá của Vườn quốc gia Ba Bể. Trước thực trạng đó, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và cộng đồng cư dân trong vùng, cùng với những giải pháp khắc phục để hệ sinh thái hồ thủy sinh của hồ Ba Bể không bị ảnh hưởng.